CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1051 Nghiên cứu khoa học tại các Đại học Việt Nam: mô hình tạp chí UEF Scientific research in Vietnamese universities: Model of UEF journal / Nguyễn Lê Anh, Vũ Thanh Tùng, Phan Hoài Nam, Nguyễn Thanh Phúc, Nguyễn Ngọc Chung // Phát triển & Hội nhập .- 2022 .- Số 63(73) .- Tr. 3-11 .- 001.42

Nghiên cứu tổng quan một số kết quả nghiên cứu khoa học trong hệ thống các trường Đại học Việt Nam, thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để đưa ra các hàm ý quản trị đối với công cuộc phát triển nghiên cứu khoa học hiện nay.

1052 Đào tạo sinh viên các ngành STEM ở các quốc gia / Prashant Loyalka, Ou Lydia Liu, Lgor Chirikov // Giáo dục Đại học Quốc tế .- 2022 .- Số 107 .- .- 378

Các trường Đại học đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và khă năng cạnh tranh quốc gia bằng cách trang bị cho sinh viên những kỹ năng tư duy và học thuật bậc cao. Tác giả cung cấp bằng chứng trực tiếp về những vấn đề này bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu dọc về hàng chục nghìn sinh viên viên khoa học máy tính và kỹ thuật điện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hòa Kỳ.

1053 Giáo dục Đại học Úc: Cơn bão hoàn hảo / William Locke // .- 2022 .- Số 107 .- Tr. 48-51 .- 378

Đại dịch phơi bày mức độ phụ thuộc quá lớn của các trường Đại học Úc vào học phí sinh viên Quốc tế. Điều này cản trở một số lượng đáng kể sinh viên nhập cảnh vào nước này để bắt đầu hoặc tiếp tục học tập tại các trường Đại học của Úc đẫn đến nguồn thu bị giảm. Một số trường đã áp dụng chiến lược lâu dài để tìm cách tồn tại.

1054 Quốc tế hóa tại các trường Đại học Nhật Bản trong kỷ nguyên Covid-19 / Yukiko Shimmi, Hiroshi Ota, Akinari Hoshino // .- 2022 .- Số 107 .- .- 378

Những trường Đại học Nhật Bản nhận tài trợ của chính phủ để quốc tế hóa đang phải đối mặt với những thách thức trong việc thực hiện những kế hoạch ban đầu trước sự bùng nổ Đại dịch. Bài viết tìm hiểu những phản ứng triển vọng và thách thức của nhứng trường Đại học Nhật Bản tham gia những dự án gần đây của chính phủ quốc tế hóa.

1055 Cơ hội bị bỏ lỡ và tầm nhìn hạn chế và quốc tế hóa / Hans De Wit, Elspeth Jones // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 5-7 .- 378

Tuyên bố chung về hỗ trợ Giáo dục Quốc tế và dịch chuyển Học thuật, được tổ chức giáo dục quốc tế của 9 quốc gia phương Tây ban hành như kết quả Hội nghị Thượng đỉnh năm 2021. Tuyên bố không bao gồm quan điểm của những khu vức khác trên thế giới và thúc đẩy sự dịch chuyển vật lý cho ra những sáng kiến hoàn hảo hơn.

1056 Đảm bảo chất lượng có thể đánh bại tham nhũng trong Giáo dục Đại học / Irene Glendinning // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 7-10 .- 378

Tham nhũng trong nghiên cứu và giáo dục đại học dẫn đến sự xói mòn niềm tin vào các bằng cấp học thuật. Các tổ chức bên ngoài với nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và kiểm định các cơ sở giáo dục Đại học có vai trò quan trọng trong đảm bảo duy trì những tiêu chuẩn phù hợp.

1057 Triển vọng lạc quan sau Đại dịch cho các phân hiệu Đại học quốc tế / Jana Maria Kleibert // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 10-12 .- 378

Bài báo tiết lộ mức độ các phân hiệu Đại học quốc tế trên toàn cầu bị đại dịch tác động và cách thức họ điều chỉnh chiến lược để thích nghi. Kết quả cho thấy phân hiệu Đại học quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề, vẫn mang lại những cơ hội giảng dạy đa dạng về mọi mặt địa lý tăng khả năng phục hồi trường mẹ.

1058 Đại học tương lai trong mắt sinh viên ngày nay / Dana Abdrasheva, Diana Morales, Emmar Sabzalieva // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 13-15 .- 378

Dựa vào những cuộc tham vấn nhóm trọng điểm đã được thực hiện như một phần của sáng kiến Giáo dục tương lai của UNESCO, những chủ đề được xác định: Công nghệ làm thay đổi trải nghiệm học tập tại trường, chuyển đổi mô hình từ dịch chuyển sang hòa nhập, môi tường học tập sáng tạo, lo ngại biến đổi khí hậu, tác động trí tuệ nhân tạo.

1059 Đến để ở lại: Vị trí của Hoa Kỳ trong cuộc đua quốc tế tìm kiếm tài năng STEM / Jack Corrigan, Remco Zwetsloot // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 28-31 .- 378

Hoa kỳ là điểm đến hàng đầu thu hút sinh viên quốc tế theo học bậc tiến sĩ trong các lĩnh vực STEM. Trái ngược với một số tuyên bố đại đa số những sinh viên này chọn Hoa Kỳ. Khả năng thu hút giữ chân nhân tài hàng đầu này mang lại cho Hoa Kỳ một lợi thế đáng kể.

1060 Việt Nam: Tranh luận về giáo dục Đại học công – tư / Quang Châu // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 38-41 .- 378

Ngoài những nội dung phổ biến như ở những quốc gia khác, chẳng hạn liên quan đến cơ hội tiếp cận, chất lượng giáo dục, công bằng lợi nhuận, cuộc tranh luận công tư ở Việt Nam còn theo chiều hướng về sự đúng đắn chính trị, và gián tiếp bộc lộ hiểu biết hạn chế hoạch định chính sách.