CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
891 Nghiên cứu các đặc tính khai thác vật liệu bê tông nhựa sử dụng phụ gia RFCC và đối chứng bê tông nhựa truyền thống / TS. Nguyễn Phước Minh, PGS. TS. Lê Anh Thắng // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 41-45 .- 620
Nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu khai thác của vật liệu bê tông nhựa khi có sử dụng phụ gia RFCC và đối chứng với bê tông nhựa truyền thống.
892 Nghiên cứu lựa chọn phương pháp kiểm soát chất lượng thi công lớp cấp phối đá dăm ở Việt Nam / TS. Bùi Tuấn Anh // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 46-49 .- 620
Trình bày kết quả nghiên cứu đề xuất phương pháp thống kê kiểm soát chất lượng phù hợp thông qua các chỉ tiêu cơ bản như thành phần cấp phối, chỉ số CBR, chỉ số dẻo, độ chặt đầm nén, khi thi công các lớp cấp phối đá dăm ở Việt Nam.
893 Mô hình liên tục – rời rạc phân tích ảnh hưởng độ mở rộng vết nứt đến hệ số thấm của bê tông hạt mịn / TS. Phạm Đức Thọ, PGS. TS. Đỗ Ngọc Anh, TS. Vũ Minh Ngạn, TS. Nguyễn Đình Hải // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 59-63 .- 620
Xây dựng mô hình lưới dựa trên sơ đồ Voronoi và tam giác Denaulay để số hóa được mô hình liên tục – rời rạc và mô phỏng sự thay đổi độ thấm của kết cấu bê tông khi chịu kéo.
894 Nghiên cứu cường độ dự trữ sau nứt dầm bê tông chất lượng cao sử dụng nano silica / ThS. Ngô Văn Thức, PGS. TS. Bùi Tiến Thành, TS. Nguyễn Thị Cẩm Nhung, TS. Nguyễn Duyên Phong, TS. Đặng Văn Kiên // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 64-67 .- 620
Xác định cường độ dự trữ sau nứt của kết cấu dầm bê tông chất lượng cao sử dụng nano silica dựa trên phương pháp công pháp hủy. Tiếp cận sử dụng mối quan hệ giữa công phá hủy và chiều dài phát triển của vết nứt để dự báo cường độ dự trữ sau nứt của kết cấu dầm bê tông. Phân tích ảnh của nano silica đến cường độ dự trữ sau nứt của dầm bê tông chất lượng cao.
895 Nghiên cứu ảnh hưởng của lớp móng cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng đến tuổi thọ của kết cấu mặt đường mềm ở Việt Nam / TS. Trần Danh Hợi; ThS. Trần Thị Cẩm Hà // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 73-76 .- 620
Giới thiệu một số kết quả dự báo các hư hỏng của kết cấu mặt đường mềm với lớp móng cấp phối đá chặt gia cố nhựa nóng bằng phương pháp cơ học – thực nghiệm.
896 Ảnh hưởng của tải trọng lặp đến độ thấm clorua và độ chống thấm nước của bê tông tính năng cao / TS. Hồ Văn Quân, TS. Nguyễn Văn Tươi // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 77-81 .- 620
Trình bày ảnh hưởng của tải trọng nén lặp đến độ thấm clorua và độ chống thấm nước của bê tông HPC.
897 Khảo sát sự biến thiên của nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng mặt đường ở điều kiện miền Bắc / ThS. NCS. Nguyễn Thị Ngân, TS. Ngô Việt Đức, PGS. TS. Hoàng Tùng // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 97-101 .- 620
Giới thiệu mô hình tính sự phân bố nhiệt theo chiều sâu trong tấm bê tông xi măng mặt đường, cùng các đo đạc tại khu vực miền Bắc để hiệu chỉnh mô hình tính cho phù hợp với điều kiện thực tế khai thác của mặt đường bê tông xi măng trong khu vực miền Bắc.
898 Đánh giá hiệu quả việc sử dụng phụ gia hạt nhựa tái chế (HDPE) để sản xuất bê tông nhựa làm mặt đường ô tô / TS. Lê Văn Phúc, KS. Trịnh Hải Âu // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 102-105 .- 620
Đánh giá hiệu quả bước đầu việc sử dụng hạt nhựa tái chế (HDPE) làm phụ gia để sản xuất bê tông nhựa trong điều kiện khai thác ở tỉnh Tây Ninh.
899 Đánh giá khả năng dính bám của một số nguồn đá khu vực phía Nam với nhựa đường 60/70 theo TCVN, EN và ASTM / PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuấn, KS. Nguyễn Khoa Nam, ThS. NCS. Hoàng Ngọc Trâm // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 105-108 .- 620
Đánh giá khả năng dính bám của một số nguồn đá phía Nam với nhựa đường 60/70 bằng phương pháp theo 3 tiêu chuẩn TCVN 7504:2005, thí nghiệm va đập EN 12272-3, thí nghiệm quét bề mặt ASTM D7000.
900 Đánh giá hiệu quả sử dụng đá Antraco trong xây dựng hạ tầng giao thông / KS. Lê Đăng Khoa, TS. Trần Vũ Tự // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 109-113 .- 620
Nghiên cứu, đánh giá về các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, về ưu, nhược điểm của đá Antraco so với các loại đá khác đang sử dụng phổ biến tại An Giang.