CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
4611 Bài học từ sự cố công trình xây dựng / PSG. TS Trần Chủng // Xây Dựng, Số 486 (tháng 8/2008) .- 2008 .- Tr. 10-12. .- 624.1

Một số khái niệm liên quan đến sự cố công trình xây dựng: định nghĩa sự cố, phân loại sự cố, cấp độ của sự cố. Bài học gì từ những sự cố công trình xây dựng, vấn đề dự trữ độ bền vững của công trình…

4612 Phân tích dao động trong kết cấu nhà cao tầng chịu tải trọng động đất khi có bộ giảm chấn TMD / Lê Xuân Tùng // Xây dựng, Số 486 (tháng 8/2008) .- 2008 .- Tr. 40-43. .- 624.1

Phương pháp vi phân chuyển động đối với hệ kết cấu đàn hồi chịu tải trọng động đất có thiết bị TMD: nguyên lý và cấu tạo của thiết bị TMD, thiết lập phương trình vi phân chuyển động trong bài toán hệ n bậc tự do; Các tham số và trình tự thiết kế thiết bị TMD; Phân tích dao động của công trình có gắn thiết bị TMD bằng phần mềm Sap 2000.

4613 Phương pháp gần đúng tính toán độ võng của sàn phẳng bê tông ứng lực trước theo TCXDVN 356-2005 / Phan Quang Minh, Trương Hoài Chính // Xây dựng, Số 486 (tháng 8/2008) .- 2008 .- Tr. 48-51 .- 624.1

Cách tính toán độ võng của cấu kiện bê tông ULT theo TCXDVN 356-2005, phương pháp gần đúng tính toán độ võng của sàn phẳng bê tông ULT, một số ví dụ tính toán.

4614 Một phương pháp phân tích mờ kết cấu / GS. TS. Nguyễn Văn Phó, Nguyễn Xuân An // Khoa học công nghệ xây dựng, Số 3/2008 .- 2008 .- Tr. 3-8. .- 624.1

Các tác giả đề xuất một phương pháp phân tích mờ kết cấu, trong đó không giả thiết trước dạng hàm thuộc của đầu ra, không thành lập bài toán cực trị mà sử dụng ý tường " hồi quy " nhờ vào việc xác định các tổ hợp khả dĩ của đầu vào mờ cho quá trình phân tích.

4615 Một cách tiếp cận để tính tải trọng động đất bằng phương pháp phân tích phổ phản ứng theo TCXDVN 375: 2006 / Lê Xuân Tùng // Khoa học công nghệ xây dựng, Số 3/2008 .- 2008 .- Tr. 9-12 .- 624.1

Bài báo đưa ra một cách tiếp cận tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 357 : 2006 để tính tải trọng động đất bằng phương pháp phân tích phổ phản ứng theo quy trình giản lược.

4616 Một số yêu cầu về khảo sát địa kỹ thuật phục vụ thiết kế và xây dựng công trình ngầm đô thị / Nguyễn Trường Huy // Khoa học công nghệ xây dựng, Số 3 .- 2008 .- Tr. 13-16 .- 624.1

Trình bày một số yêu cầu kỹ thuật cơ bản về khảo sát địa kỹ thuật đối với công trình ngầm. Những yêu cầu cơ bản của thiết kế đối với khảo sát địa kỹ thuật cho công trình ngầm.

4617 Giới thiệu giải pháp chống ăn mòn Clorua cốt thép trong bê tông ở môi trường biển Việt Nam bằng chất ức chế Canxinitrit / TS. Phạm Văn Khoan, Nguyễn Nam Thắng // Khoa học công nghệ xây dựng, Số 3/2008 .- 2008 .- Tr. 22-25 .- 624.1

Trình bày thực trạng ăn mòn clorua cốt thép trong bê tông trong môi trường biển Việt Nam, các giải pháp chống ăn mòn clorua cho bê tông cốt thép trong môi trường biển Việt Nam. Giải pháp sử dụng canxi nitrit làm phụ gia ức chế ăn mòn cốt thép trong bê tông…

4618 Giải pháp hợp lý khi chuyển trục lên cao trong thi công các tòa nhà có chiều cao lớn / Lê Văn Hùng // Khoa học công nghệ xây dựng, Số 3/2008 .- 2008 .- Tr. 38-44 .- 624.1

Tình hình xây dựng các tòa nhà có chiều cao lớn ở Việt Nam, phương pháp lựa chọn giải pháp truyền trục: truyền tọa độ từ mặt bằng cơ sở lên các tầng bằng máy kinh vĩ, bằng máy toàn đạc điện tử, bằng máy chiếu đứng, bằng công nghệ GPS; Kết quả thực nghiệm.

4619 Nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc của dầm bê tông có cốt polyme sợi thủy tinh hàm lượng thấp / TS. Nguyễn Hùng Phong // Xây dựng .- 2014 .- Số 09/2014 .- Tr. 61-65 .- 624

Đề cập đến sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông có cốt là thanh polyme cốt sợi thủy tinh (GFRP) với hàm lượng cốt thấp hơn hàm lượng cân bằng thông qua một nghiên cứu thực nghiệm.

4620 Thành lập chương trình BSHH V1.0 bình sai hỗn hợp lưới trắc địa mặt đất – GPS trong hệ tọa độ phẳng / KS. Nguyễn Văn Xuân // Khoa học Công nghệ xây dựng .- 2015 .- Số 4/2015 .- Tr. 53-59 .- 624

Tổng quan về lưới khống chế hỗn hợp các trị đo mặt đất – GPS. Thuật toán bình sai hỗn hợp lưới trắc địa mặt đất. Thành lập chương trình BSHH V1.0 bình sai hỗn hợp lưới trắc địa mặt đất – GPS trong hệ tọa độ phẳng bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0.