CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
31 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng đến khả năng thoát nước của bê tông nhựa rỗng bằng thí nghiệm mô phỏng mưa trong phòng / // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 162 - 171 .- 624

Bê tông nhựa rỗng (BTNR) đã được sử dụng phổ biến để gia tăng khả năng thoát nước của mặt đường. Sự thoát nước này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lưu lượng mưa, độ dốc thiết kế và độ rỗng của vật liệu. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng thoát nước BTNR có xét đến ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng khác nhau. Thí nghiệm mô phỏng mưa được thực hiện cho mẫu BTNR có độ rỗng là 10% và 15% trong điều kiện lưu lượng mưa khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng thoát nước qua thân của mẫu BTNR tỷ lệ nghịch với độ dốc và tỷ lệ thuận với độ rỗng. Thêm vào đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng ở cường độ mưa lớn, mẫu BTNR. Nghiên cứu còn cho thấy rằng, tại điều kiện cường độ mưa lớn, các mẫu BTNR có độ rỗng và độ dốc khác nhau cho kết quả tương tự như nhau về khả năng thoát nước. Kết quả trong nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ứng xử thoát nước của BTNR. Trong tương lai, các thí nghiệm hiện trường cần được triển khai thực hiện để giúp các kỹ sư và các nhà khoa học hiểu rõ hơn về ứng xử cơ học và thoát nước của mẫu BTNR. Từ đó, vật liệu BTNR có thể được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả góp phần chống ngập trong đô thị

32 Ứng dụng các thuật toán học máy xác định độ sâu sau nước nhảy trong kênh chữ nhật có xét đến ảnh hưởng của lực ma sát / Hồ Việt Hùng // .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 172 - 186 .- 624

Độ sâu sau nước nhảy là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến độ sâu và chiều dài của bể tiêu năng. Việc tính toán chính xác độ sâu này là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Do đó, nghiên cứu này đã thiết lập và đánh giá khả năng dự báo độ sâu sau nước nhảy của sáu mô hình học máy (ML), gồm có: Rừng cây ngẫu nhiên (Random Forest - RT), Tăng cường thích ứng (Adaptive Boosting – Ada), Tăng cường tốc độ (Cat Boosting – CB), Tăng cường độ dốc (Gradient Boosting - GB), Cây bổ sung (Extra Trees - ET) và Máy Vector hỗ trợ (Support Vector Machine – SVM). Trong nghiên cứu này, định lý π-Buckingham đã được sử dụng để tìm năm tham số không thứ nguyên làm đầu vào và đầu ra của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mô hình ET, GB, SVR, Ada có xét đến ảnh hưởng của độ nhám và chiều rộng lòng dẫn, tính nhớt của chất lỏng, có sai số nhỏ hơn so với công thức Belanger (bỏ qua lực ma sát) và các công thức kinh nghiệm khác. Khi kiểm định, các mô hình này đều có hệ số Nash đạt trên 0,996. Mô hình ET cho kết quả tốt nhất, sau đó là GB, SVR, Ada, RF, CB, theo thứ tự giảm dần. Như vậy, có thể áp dụng mô hình ET để tính toán độ sâu sau nước nhảy trong kênh lăng trụ đáy bằng, mặt cắt chữ nhật

33 Nghiên cứu ứng suất và dịch chuyển ngang do thi công cọc xi măng đất đến trụ cầu lân cận / Nguyễn Văn Hậu // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 149 - 161 .- 624

Việc sử dụng cọc xi măng đất (Cement Deep Mixing - CDM) để gia cố nền đất yếu đang được áp dụng rộng rãi trong các công trình giao thông nhờ tính hiệu quả và an toàn. Nghiên cứu này đánh giá tác động của quá trình thi công CDM lên các công trình trụ cầu lân cận, một tình huống phổ biến trong các dự án đường vành đai. Thông qua phân tích dữ liệu thực tế về đất yếu tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực ngang và độ lún trong quá trình thi công CDM có thể vượt quá khả năng chịu tải của đất nền, gây dịch chuyển và xô lệch đất về phía các công trình lân cận. Kết quả cho thấy, mặc dù CDM ít ảnh hưởng sau khi xi măng cứng lại, quá trình thi công vẫn tiềm ẩn rủi ro. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, nghiên cứu đề xuất duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu 5m từ vị trí mũi khoan đến mép bệ cọc và thi công CDM trước khi thi công trụ cầu. Những phát hiện này cung cấp cơ sở khoa học cho thiết kế và thi công hiệu quả trên nền đất yếu, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới về dịch chuyển ngang và xô lệch cọc trong điều kiện địa chất phức tạp

34 Khảo sát sức kháng mất ổn định cục bộ của tấm thép có xét đến cấp thép tính năng cao SBHS500 và SBHS700 / Đặng Việt Đức // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 2 .- tr. 139 - 148 .- 624

Sức kháng mất ổn định cục bộ của tấm thép chịu nén kê giản đơn 4 cạnh là giá trị thiết kế quan trọng của một kết cấu công trình thép. Với ứng dụng của thép tính năng cao sẽ nâng cao đáng kể giá trị thiết kế này. Một số lượng lớn tấm thép kê 4 cạnh được khảo sát với áp dụng mô hình số theo phương pháp phần tử hữu hạn và giả thiết phi tuyến khi mô tả ứng xử của cấp vật liệu thép thông thường và thép tính năng cao SBHS. Mô hình xét đến ứng xuất dư và biến dạng ban đầu ở mức giới hạn cho phép để đánh giá công thức thiết kế sức kháng mất ổn định cục bộ của tấm thép trong quy trình thiết kế cầu đường bộ Nhật Bản hiện hành. Kết quả phân tích số chỉ ra công thức trong quy trình thiết kế Nhật Bản hiện hành là không an toàn trong phạm vi trung gian của tham số độ mảnh R của tấm thép và với cùng mức độ tham số độ mảnh R, ứng suất dư và biến dạng ban đầu, sức kháng của tấm đối chiếu với giá trị chảy dẻo (σu/σy) với cấp thép tính năng cao sẽ lớn hơn một chút của tấm với cấp thép thông thường

35 Nghiên cứu các tham số thiết kế cho bản mặt cầu sườn mỏng sử dụng bê tông cường độ cao / // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 124 - 138 .- 624

Bản mặt cầu trọng lượng nhẹ là một hướng nghiên cứu đang được phát triển tại nhiều quốc gia, đặc biệt thường được ứng dụng trong công nghệ xây dựng cầu nhanh. Bài báo nghiên cứu một số các tham số thiết kế cơ bản cho bản mặt cầu sườn mỏng sử dụng vật liệu bê tông cường độ cao HPC. Kết quả cho thấy việc sử dụng kết cấu bản mặt cầu sườn mỏng có thể giúp giảm tĩnh tải bản thân từ 20 đến 42% so với bản mặt cầu đặc thông thường. Lượng cốt thép cần thiết trong bản để thỏa mãn trạng thái giới hạn cường độ được tính toán và thể hiện dưới dạng bảng tra giúp người thiết kế dễ dàng lựa chọn theo khoảng cách dầm chủ và khoảng cách sườn mong muốn. Để thỏa mãn điều kiện ứng suất tại trạng thái giới hạn sử dụng, nghiên cứu bước đầu đề xuất dạng kết cấu bản mặt cầu có sử dụng cáp dự ứng lực được đặt tại khu vực trọng tâm sườn. Kết quả tính toán cho thấy, ở một phạm vi giới hạn về khoảng cách dầm chủ và khoảng cách các sườn ngang, việc sử dụng cáp dự ứng lực có thể giúp bản sườn mỏng HPC thỏa mãn các yêu cầu về điều kiện kháng nứt ở trạng thái giới hạn sử dụng

36 Phát triển cường độ và hệ số giãn nở nhiệt của bê tông cường độ cao sử dụng silica fume / // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 114 - 123 .- 624

Khói silic thay thế một phần xi măng trong bê tông cường độ cao đã là trọng tâm của nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, tác động của việc thay thế xi măng bằng khói silic trong hỗn hợp bê tông đối với các tính chất cơ học và nhiệt của bê tông cường độ cao vẫn chưa được khám phá đầy đủ. Khói silic, đặc trưng bởi hoạt tính puzolan cao và các hạt siêu mịn, được đưa vào hỗn hợp bê tông để tăng cường các tính chất cơ học và độ bền của chúng. Nghiên cứu này kiểm tra ảnh hưởng của hàm lượng khói silic khác nhau đến cường độ nén và CTE của bê tông cường độ cao. Trong nghiên cứu này, các mẫu bê tông có tỷ lệ nước-xi măng là 0,32 đã được chuẩn bị, với 5%, 10% và 15% xi măng được thay thế bằng khói silic. Kết quả thực nghiệm chứng minh rằng khói silic cải thiện đáng kể cường độ nén, đặc biệt là ở độ tuổi sớm, bắt đầu từ 7 ngày. Tuy nhiên, CTE của các hỗn hợp này không bị ảnh hưởng đáng kể, với các giá trị trung bình thay đổi đôi chút, dao động từ 8,95 đến 9,93 × 10⁻⁶/°C. Nghiên cứu này góp phần làm rõ hơn vai trò của khói silic trong hỗn hợp bê tông và ảnh hưởng của nó đến CTE.

37 Phân tích cường độ liên kết của lớp nhựa đường cacbon trên mặt đường / // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 102 - 113 .- 624

Cơ sở hạ tầng giao thông là một thành phần quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng, nơi tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng gia tăng đặt ra những thách thức đáng kể. Chất lượng và độ bền của mặt đường là những yếu tố thiết yếu để đảm bảo hiệu quả và tuổi thọ của hệ thống giao thông. Vật liệu Carboncor Asphalt (CA), với khả năng chống nứt, chống thấm nước và điều kiện thời tiết khắc nghiệt vượt trội, là giải pháp đầy hứa hẹn cho việc xây dựng mặt đường tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về hành vi cơ học của nhựa đường carboncor trong điều kiện khí hậu và môi trường cụ thể của quốc gia này còn hạn chế. Để giải quyết khoảng cách kiến ​​thức này, nghiên cứu này điều tra hành vi cắt của lớp nhựa đường carboncor giao thoa với cả lớp bề mặt bê tông nhựa và bê tông xi măng. Một loạt các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm toàn diện được tiến hành để đánh giá cường độ liên kết giữa lớp nhựa đường carboncor và bề mặt đường bên trên. Kết quả cho thấy có mối tương quan âm giữa nhiệt độ và cường độ liên kết đối với lớp nhựa đường carboncor phủ trên cả nền nhựa đường và bê tông xi măng. Đáng chú ý, cường độ liên kết đã chứng minh sự gia tăng đáng kể theo thời gian. Những phát hiện trong nghiên cứu này dự kiến ​​sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và bảo dưỡng đường bộ bằng cách sử dụng lớp phủ CA tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm chi phí bảo trì bằng cách cung cấp nền tảng khoa học cho việc lựa chọn vật liệu, thiết kế và xây dựng mặt đường phù hợp với điều kiện địa phương.

38 Đánh giá tuổi thọ chịu mỏi của khung xe kéo bồn xi măng rời dựa trên phương pháp ứng suất điểm nóng sử dụng phương pháp kết hợp fe/mbd / Dat Tuan Vu // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 53 - 63 .- 624

Khung xe moóc chở xi măng rời là bộ phận chịu lực chính, được chế tạo bằng phương pháp hàn. Do đó, cần phải đánh giá độ bền mỏi của khung xe moóc. Trong nghiên cứu này, ứng suất mỏi của kết cấu này được xác định bằng cách sử dụng phương pháp ứng suất điểm nóng. Đầu tiên, phương pháp kết hợp phân tích phần tử hữu hạn (FE) và mô phỏng động lực học đa vật thể (MBD) được sử dụng để phân tích ứng suất kết cấu. Xem xét các yếu tố về tốc độ và lớp mặt đường trong điều kiện vận hành tại Việt Nam, mô phỏng MBD được sử dụng để xác định tải trọng động tác động lên khung xe moóc khi xe moóc bị kích thích bởi mặt đường không bằng phẳng. Ứng suất nút trong miền thời gian được xác định bằng phân tích động lực học kết cấu của khung xe moóc với tải trọng động này. Sau đó, ngoại suy tuyến tính ứng suất tại các điểm tham chiếu được sử dụng để xác định ứng suất điểm nóng kết cấu của các vị trí quan trọng. Cuối cùng, đường cong mỏi đã chọn tương ứng với lớp mỏi liên quan (FAT) được sử dụng để tính toán tuổi thọ mỏi. Trong mô hình phân tích mỏi, giá trị hư hỏng mỏi tích lũy được chọn có tính đến sự suy giảm độ bền do ảnh hưởng nhiệt của các kết cấu hàn.

39 Điều kiện bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam và một số nước trên thế giới / Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Minh Nhật, Võ Hà Chi // Nghề luật .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 69-74 .- 340

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (MTHVMĐNĐ) đã và đang là vấn đề luôn được xã hội quan tâm và chú ý. Bài viết nghiên cứu về khung pháp lý của điều kiện đối với bên nhờ MTHVMĐNĐ ở Việt Nam, đồng thời, so sánh các quy định điều kiện bên nhờ MTHVMĐNĐ với các quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan và tiểu bang Queensland của Úc nhằm rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam về điều kiện nhờ MTHVMĐNĐ.

40 Những thách thức đối với pháp luật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế / Nguyễn Quang Đức // Nghề luật .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 62-68 .- 340

Bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã diễn ra tương đối suôn sẻ và có nhiều chủ thể được hưởng lợi từ quá trình này. Trong lĩnh vực pháp luật, một lần nữa, pháp luật Việt Nam chứng tỏ sự thích nghi nhanh chóng như một đặc trưng của một quốc gia cởi mở với thế giới bên ngoài. Do cấu trúc của một hệ thống pháp luật nhiều tầng nấc theo chiều dọc và bị phân hóa theo chiều ngang nên sự tiếp biến về pháp luật là không đồng đều giữa các lĩnh vực pháp luật. Bài viết này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và so sánh, với mục tiêu xác định các lĩnh vực pháp luật du nhập thời toàn cầu hóa và hội nhập nằm ở tầng nấc nào trong diện mạo hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra những thách thức trong quá trình hội nhập pháp luật của Việt Nam trong tương lai.