CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
2121 Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử của công trình ngầm bê tông cốt sợi thủy tinh trong môi trường san hô bão hòa nước chịu tải trọng nổ / Trịnh Trung Tiến, Vũ Đình Lợi // Xây dựng .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 183-187 .- 624

Nghiên cứu ứng xử của các công trình ngầm bê tông cốt sợi thủy tinh (GFRP) dưới tác dụng của vụ nổ có ý nghĩa quan trọng trong thiết kế, xây dựng công trình ngầm tại khu vực biển đảo. Bài báo trình bày thí nghiệm nổ tại hiện trường đối với mô hình công trình ngầm bê tông GFRP trong môi trường san hô bão hòa nước. Kết quả thu được từ thí nghiệm là cơ sở để đánh giá phương pháp tính toán mô phỏng số bằng phần mềm AutoDyn3D mô hình công trình ngầm bê tông cốt sợi thủy tinh trong môi trường san hô bão hòa nước chịu tải trọng nổ.

2122 Ảnh hưởng của chiều dày bè đến ứng xử của hệ khung – bè cọc và đất nền / Lê Bá Vinh, Nguyễn Văn Nhân // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 3-7 .- 624

Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dày bè đến độ lún lệch giữa các chân cột, nội lực trong khung bên trên, bè và các cọc trong tương tác của hệ kết cấu – mòng bè cọc – đất nền.

2123 Phân tích ứng xử chia tải của móng bè cọc / Lê Bá Vinh, Nguyễn Văn Nhân // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 8-12 .- 624

Khảo sát sự ảnh hưởng của độ lún, độ sâu đặt bè, số lượng cọc, kích thước cọc và khoảng cách giữa các cọc đến sự phân chia tải cho bè và các cọc, và sự suy giảm độ cứng của bè và nhóm cọc khi chúng làm việc trong hệ bè – cọc.

2124 Đánh giá hư hại khung bê tông cốt thép chịu động đất có xét đến dư chấn / Mai Xuân Vĩnh, Cao Văn Vui // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 13-18 .- 624

Đánh giá mức độ hư hại của khung bê tông cốt thép 4 tầng, 3 nhịp có xét đến dư chấn. Khung được mô hình hóa trong SAP2000 bằng phần tử phi tuyến LINK ứng xử trễ theo mô hình Takeda. Ứng xử ngoài miền đàn hồi của khung bê tông cốt thép chịu các trận động đất có cường độ khác nhau được phân tích.

2125 So sánh hiệu quả gia cường kháng nở hông của CFRP và GFRP đối với khung bê tông cốt thép chịu động đất / Phạm Quang Sơn, Cao Văn Vui // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 19-25 .- 624

So sánh hiệu quả gia cường kháng nở hông bằng CFRP và GFRP đối với khung bê tông cốt thép chịu động đất với các cường độ khác nhau.

2126 Nhân tố ảnh hưởng đến sự bắt đầu và phát triển ăn mòn của dầm bê tông cốt thép chịu tải trọng trong môi trường chloride / Đặng Vũ Hiệp // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 32-36 .- 624

Giới thiệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự bắt đầu và phát triển ăn mòn trong môi trường clorua trên trên những dầm bê tông bị nứt trước do tải trọng tác dụng trong thời gian 19 tháng. Các bản đồ vết nứt, bản đồ ăn mòn thép dọc, biểu đồ lượng chloride, mất mát tiết diện ngang của cốt thép và tỷ lệ ăn mòn thép trên hai dầm chế tạo năm 2010 được xem xét.

2127 Kiểm chứng số liệu đo nhiệt độ bên trong lớp mặt đường bê tông nhựa bằng phương pháp sai phân hữu hạn / Lê Anh Thắng, Hồ Đăng Khoa // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 37-40 .- 624

So sánh kết quả đo với lý thuyết truyền nhiệt bên trong các lớp bê tông nhựa. Dữ liệu nhiệt độ đo đạc được ghi nhận trong vòng một chu kỳ thời tiết, một năm. Chiều dày lớp bê tông nhựa khảo sát là 12cm. Kết quả khảo sát cho thấy được sự tương đồng cao giữa tính toán nhiệt độ theo lý thuyết và thực đo.

2128 Phân tích ứng xử của dầm – sàn liên hợp thép – bê tông chịu lửa theo tiêu chuẩn châu Âu / Khổng Trọng Toàn, Đoàn Phú Vinh // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 41-47 .- 624

Trình bày các kiến thức về khả năng chịu lực của dầm – sàn liên hợp thép – bê tông trong điều kiện cháy thông qua việc phân tích các đặc tính cơ lý của vật liệu thép – bê tông khi nhiệt độ tăng cao dựa theo tiêu chuẩn châu Âu. Qua đó góp phần làm rõ hơn các kiến thức về thiết kế kết cấu dầm – sàn chịu lửa trong điều kiện ở Việt Nam các tài liệu tham khảo còn hạn chế.

2129 Nghiên cứu ứng xử chênh lún giữa móng cọc và móng nông trên nền cát san lấp trong cụm công trình tại tỉnh An Giang / Nguyễn Minh Đức, Lưu Huỳnh Trung // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 48-52 .- 624

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn phân tích ứng xử độ chênh lún của đất nền, móng nông và móng cọc theo các điều kiện khác nhau về thời gian cố kết, bề dày đất đắp và tải trọng công trình móng nông trên nền đất yếu trong cụm công trình tại địa bàn tỉnh An Giang.

2130 Nghiên cứu ứng xử lún của công trình móng nông trên nền cát san lấp và đất sét yếu bão hòa tại tỉnh An Giang / Nguyễn Minh Đức, Trần Ngọc Liễm // Xây dựng .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 53-58 .- 624

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn (Plaxis 2D) phân tích ứng xử lún của công trình móng nông trên nền đất cát san lấp và đất sét yếu tỉnh An Giang. Nghiên cứu cho thấy độ lún tổng cộng của công trình tăng lên theo bề dày lớp cát san lấp và tải trọng công trình. Gia tăng độ chặt làm tăng cường độ đất đắp nhưng làm tăng tải trọng đất đắp. Độ lún tổng cộng tăng lên từ 3-5cm và hầu như không thay đổi độ lún trong quá trình sử dụng (nhỏ hơn 0.5cm) khi thay đổi độ chặt cát san lấp từ 0.76-0.98.