CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
1991 Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ trống quay sinh học ngập nước / Lều Thọ Bách, Ứng Thị Thúy Hà // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 64-68 .- 624
Trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhằm phát triển công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có nhu cầu tiêu thụ điện năng và chi phí vận hành thấp phù hợp với điều kiện kinh tế và thị trường xử lý nước thải ở Việt Nam.
1992 Khảo sát khả năng chịu cắt của cột tròn bê tông cốt thép theo một số tiêu chuẩn thiết kế và mô hình / Nguyễn Ngọc Phương // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 69-74 .- 624
Trình bày việc khảo sát khả năng chịu cắt của cột tròn bê tông cốt thép theo một số tiêu chuẩn thiết kế và mô hình, qua đó làm rõ hơn sự làm việc của kết cấu cột bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
1993 Mô hình tương tác cọc – đất phi tuyến / Nguyễn Ngọc Thắng // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 75-77 .- 624
Phân tích bài toán cọc chịu tải trọng ngang dựa trên cơ sở lý thuyết “đường cong p-y” để mô phỏng tương tác cọc – đất; trong đó phần tử cọc được mô hình như một dầm liên tục đặt trên nền đàn hồi.
1994 Nghiên cứu thực nghiệm ứng xử sàn liên hợp nhiều nhịp chịu tác dụng của tải trọng tĩnh / Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Trung Hiếu // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 80-85 .- 624
Trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và sự làm việc chịu uốn của sàn liên hợp thép – bê tông hai nhịp liên tục chịu tác dụng của tải trọng tĩnh. Nghiên cứu được tiến hành trên ba mẫu sàn liên hợp được chế tạo theo tỉ lệ 1:1, có cùng kích thước tổng thể là 9750x900x140 mm, với chiều dài nhịp làm việc bằng 4500 mm, được ký hiệu S1, S2, S3.
1995 Ảnh hưởng của sự tương tác giữa chất lỏng lên thành bể đến ứng xử của công trình cao tầng bê tông cốt thép có bể bơi / Nguyễn Quang Tùng, Phan Đình Luyến // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 86-90 .- 624
Các công trình cao tầng hạng sang hiện nay thường có các bể bơi, tuy nhiên ảnh hưởng do tương tác giữa nước và thành bể thường xuyên được bỏ qua để đơn giản hóa bài toán thiết kế kết cấu. Trong bài báo này, các bể bơi trên công trình được xem như thiết bị giảm chấn bằng chất lỏng nhằm hạn chế ảnh hưởng dao động của công trình, từ đó giảm bớt tác động của các tải trọng động như động đất và gió động. Việc mô hình hiệu ứng tương tác giữa nước và thành bể được thực hiện bằng phần mềm phân tích kết cấu Etabs, trong đó tương tác giữa nước và thành bể được mô phỏng như các cục nặng được liên kết vào thành bể bằng các liên kết có độ cứng và độ cản nhớt hữu hạn. Nhiều phân mô hình khác nhau với các kích thước bể bơi khác nhau được thực hiện để phân tích ảnh hưởng của việc kể đến hiệu ứng tương tác giữa nước và thành bể đến ứng xử tổng thể của công trình cao tầng chịu động đất như: chu kỳ dao động, chuyển vị đỉnh, tải trọng động đất. Từ các kết quả phân tích, bài báo đưa ra các kiến nghị cho việc thiết kế công trình cao tầng có bể bơi.
1996 Nghiên cứu ứng dụng cọc xi măng đất thay cọc đường kính nhỏ / Trần Lo Kinl, Quách Hồng Chương, Trần Nguyễn Hoàng Hùng // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 91-97 .- 624
Bài báo nghiên cứu thu thập các số liệu hồ sơ địa chất, hồ sơ thiết kế móng hiện trạng để phân tích tính hiệu quả cọc xi măng thay thế cọc đường kính nhỏ.
1997 Phần mềm Revit giải pháp thiết kế cho ngành xây dựng hiện nay / Trần Quang Tuấn, Võ Thị Ngọc Thư // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 98-101 .- 624
Từ những năm 2000 trở lại đây, sự xuất hiện của phần mềm AutoDesk AutoCad giúp các kiến trúc sư và kỹ sư rất nhiều trong việc thiết kế các bản vẽ xây dựng. Các ý tưởng được thực hiện nhanh, hiệu quả và chính xác hơn. Tuy nhiên, trong các dự án mà công tác tổ chức, thống kê, kiểm tra,...có khối lượng lớn và có sự điều chỉnh liên lục khi thực hiện dự án thì việc sử dụng phần mềm AutoDesk AutoCad rất khó khăn và đòi hỏi nhiều tài nguyên, nhân lực. Vì vậy AutoDesk Revit ra đời với 3 hệ cơ bản hướng đến công nghệ BIM: AutoDesk Revit Architecture (kiến trúc), AutoDesk Revit Structure (kết cấu), AutoDesk Revit MEP (cơ điện).
1998 Phân tích tĩnh tấm vi mô FGM sử dụng phương pháp không lưới / Trần Trung Dũng, Thái Hoàng Chiến // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 102-105 .- 624
Trình bày một mô hình phụ thuộc kích thước cho phân tích tĩnh của tấm vi mô biến đổi chức năng (FGM) sử dụng lý thuyết độ dốc biến dạng hiệu chỉnh (MSGT), lý thuyết biến dạng cắt bậc đơn giản (sFSDT) và phương pháp không lưới. Mô hình này gồm có bốn biến và ba tham số chiều dài nội. Các thông số vật liệu như mô đun đàn hồi và hệ số poisson sẽ được tính toán dựa trên quy tắc hỗn hợp. Các phương trình chủ đạo rời rạc được thành lập từ nguyên lý công ảo và sẽ được giải bằng phương pháp không lưới Kriging. Bài báo này sẽ nghiên cứu tính toán tấm tròn vi mô với biên tựa đơn để đánh giá chuyển vị. Các kết quả đạt được từ mô hình nghiên cứu sẽ được so sánh với các kết quả đã công bố trước đây.
1999 Phân tích dao động tự do của tấm composite nhiều lớp được gia cường bằng graphene platelets / Thái Hoàng Chiến, Trần Trung Dũng, Nguyễn Xuân Hùng // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 106-109 .- 624
Trình bày một mô hình số cho phân tích dao động tự do của tấm composite nhiều lớp được gia cường bằng graphene platelets sử dụng lý thuyết biến dạng cắt bậc cao và phương pháp đẳng hình học. Các thông số vật liệu như mô đun đàn hồi và hệ số poisson/mật độ khối lượng được xác định theo mô hình Halpin-Tsai cải tiến và quy tắc hỗn hợp mở rộng. Phương trình chủ đạo được thiết lập từ nguyên lý công ảo và giải bằng phương pháp đẳng hình học. Bài toán tấm vuông với điều kiện biên tựa đơn sẽ được nghiên cứu để đánh giá tần số dao động tự do. Các kết quả tính toán từ mô hình đề xuất sẽ được so sánh với các nghiên cứu đã công bố trước đây.
2000 Ứng xử cắt của dầm tiết diện liên hợp bê tông thường và bê tông tính năng cao / Đỗ Văn Tới, Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Huỳnh Tấn Tài // Xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 110-113 .- 624
Nghiên cứu ứng xử cắt của dầm sử dụng hai vật liệu bê tông liên hợp: bê tông thường và bê tông tính năng cao. Vật liệu một được đỗ cách vật liệu hai khoảng 30 phút, không có neo liên kết giữa hai lớp vật liệu. Nhờ lớp bê tông tính năng cao, sức chịu tải của dầm tăng lên đáng kể so với dầm chỉ có bê tông thường. Kết quả quan sát mẫu thí nghiệm cho thấy hai vật liệu liên kết tốt, không có sự bóc tách hay trượt giữa bê tông thường và bê tông tính năng cao.