CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Tiếng Anh
171 Tính chịu tác động – Tham tố xác định thể của sự tình / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 17 – 31 .- 400
Khảo sát một cách chi tiết mối quan hệ giữa tính chịu tác động và mức độ chịu tác động của tham tố bổ ngữ và giá trị thể của sự tình thông qua việc xác định những thuộc tính ngữ nghĩa quan yếu này của tham tố bổ ngữ.
172 Vai trò của động cơ trong giảng dạy ngoại ngữ / Đỗ Thị Anh Thư // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 63 – 66 .- 400
Nêu vai trò của động cơ trong việc dạy ngoại ngữ, một số cách phân loại động cơ và những đặc điểm ở một học viên có động cơ học tập.
173 Vai trò của ngôn ngữ trong tiếp nhận văn học (qua nghiên cứu loại hình kí) / ThS. Lê Thị Nhiên // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 8 (250)/2016 .- Tr. 56 – 64 .- 400
Nêu việc tiếp nhận văn chương qua sự khám phá về bản chất của ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ trong tiếp nhận loại hình kí.
174 Vấn đề viết hoa tên cơ quan, tổ chức trong tiếng Việt / ThS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 8 (250)/2016 .- Tr. 37 – 41 .- 400
Nêu một số quy định về viết hoa tên tổ chức, cơ quan; tình hình viết hoa tên cơ quan, tổ chức trong sách báo; và đưa ra một số đề xuất để thống nhất, tránh tình trạng viết hoa tùy tiện như hiện nay.
175 Vẻ đẹp ngôn từ trong tùy bút / TS. Trần Văn Minh // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 8 (250)/2016 .- Tr. 22 – 29 .- 400
Trình bày những vẻ đẹp ngôn từ trong tùy bút như: vẻ đẹp của sự sáng tạo và vẻ đẹp của chất thơ.
176 Từ khung tham chiếu chung châu Âu đến khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam / Tôn Nữ Mỹ Nhật // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 7 .- Tr.37 – 48 .- 420
Trình bày những nội dung cơ bản về Khung tham chiếu chung châu Âu (CEFR) và khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Qua đó, đưa ra một số thảo luận nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngoại ngữ ở Việt Nam.
177 Từ mối quan hệ giữa âm và nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ nhìn lại vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ loài người / Nguyễn Đức Tôn // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 7 .- Tr. 3 – 10 .- 410
Trình bày mối quan hệ giữa âm và nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ và những vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ loài người.
178 Dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Anh – Khó khăn và thách thức / ThS. Trần Thị Thu Nga // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 7 (249) .- Tr. 89 - 92 .- 420
Tập trung phân tích những khó khăn từ phía người dạy và người học để từ đó đề xuất một số kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh thông qua phương pháp tiếp cận nội dung.
179 Một số phương pháp thu thập ngữ liệu trong nghiên cứu ngữ dụng học / Nguyễn Quang Ngoạn // Ngôn ngữ và đời sống .- 2015 .- Số 9 ( 239) .- Tr. 2 – 6 .- 410
Giới thiệu và bàn luận những nét khái quát nhất về một số phương pháp thu thập ngữ liệu chính yếu trong nghiên cứu dụng học giao văn hóa như: Phương pháp điền câu hỏi hoàn thành diễn ngôn, ghi âm đàm thoại có định hướng, điền câu hỏi siêu dụng học, quan sát thu thập ngữ liệu tự nhiên, thu thập ngữ liệu có sẵn.
180 Nghi thức lời cảm ơn nhìn văn hóa Việt và Úc / Phạm Anh Toàn, Nguyễn Thị Hồng Nga // Ngôn ngữ và đời sống .- 2015 .- Số 9 ( 239) .- Tr. 13 – 19 .- 495.92
Đề cập đến một số tương đồng và khác biệt trong nghi thức cảm ơn (bằng lời) giữa hai nền văn hóa Việt và Úc. Cụ thể bài viết tìm xem có nên sử dụng lời cảm ơn hay không trong cùng một số tình huống giao tiếp ở hai nền văn hóa. Những tình huống được khảo sát là các tương tác giữa người thân với người thân, người quen với người quen, và giữa những người lạ với nhau.