CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
181 Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng bản tin VOA special English trong kỹ năng nói theo thuyết hành vi / Võ Duy Đức // Ngôn ngữ và Đời sống .- 2015 .- Số 9 ( 239) .- Tr. 20 – 23 .- 420.1

Tìm hiểu hiệu quả của việc dạy nói qua các bản tin của chương trình VOA special English và thái độ học đối với chương trình, dựa trên cơ sở lý thuyết của Thuyết hành vi và Ngữ pháp chức năng hệ thống.

182 Một số khuynh hướng nghiên cứu tình thái đa thức hiện / Nguyễn Tiến Phùng // Ngôn ngữ và Đời sống .- 2015 .- Số 9 ( 239) .- Tr. 48 – 51 .- 410

Giới thiệu những nét khái quát nhất về lý thuyết ngữ pháp và thiết kế trực quan do G. Kress và T.van Leewen xây dựng (1996/2006), sau đó tóm lược các khuynh hướng hiện nay, từ đó đưa ra một số nhận xét ban đầu trong việc áp dụng những nghiên cứu hình thái đa thức vào việc biên soạn sách giáo khoa và giảng dạy trong bối cảnh phát triển văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ thông tin hiện nay ở Việt Nam.

183 Đặc điểm hình thức của thành ngữ trên báo chí tiếng Trung và tiếng Việt / Hồ Phương Tâm // Ngôn ngữ và Đời sống .- 2015 .- Số 9 ( 239) .- Tr. 74 – 77 .- 495. 170 3

Khảo sát, nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm hình thức của thành ngữ được sử dụng trong báo chí Trung – Việt dựa trên cơ sở 200 thành ngữ được thu thập trên báo chí tiếng Việt.

184 Các phương tiện ngôn ngữ tình thái chức phận biểu đạt nghĩa cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt / Bùi Thị Đào, Nguyễn Phương Ngọc // Ngôn ngữ và Đời sống .- 2015 .- Số 9 ( 239) .- Tr. 24 – 26 .- 421.5

Bài viết nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của các phương tiện tình thái chức phận biểu đạt sự cầu khiến bằng tiếng Anh và so sánh với tiếng Việt thông qua các câu hỏi nghiên cứu cần làm rõ: Các phương tiện ngôn ngữ tình thái chức phận biểu đạt sự cầu khiến tiếng Anh và tiếng Việt; Sự giống nhau và khác nhau của các phương tiện ngôn ngữ tình thái chức phận biểu đạt sự cầu khiến về cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa và tần suất xuất hiện trong tiếng Anh và tiếng Việt.

185 Ba mươi năm nghiên cứu từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt (1986 – 2015) / Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 24 – 53 .- 495.922

Nêu tình hình nghiên cứu về các đơn vị từ vựng tiếng Việt, nghĩa của từ Tiếng Việt, các lớp từ vựng tiếng Việt và tình hình nghiên cứu chuẩn hóa từ vựng tiếng Việt.

186 Nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong 30 năm qua / Đoàn Văn Phúc // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 54 – 65 .- 410

Tổng kết, đánh giá những kết quả nghiên cứu va sự đổi mới 30 năm qua, đồng thời đề xuất định hướng nghiên cứu quan trọng trong giai đoạn tiếp theo ở Viện Ngôn ngữ học nói riêng và ngành ngôn ngữ học nói chung đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

187 Tình hình nghiên cứu tên riêng chỉ người trong Việt ngữ học / Phạm Tất Thắng // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 66 – 77 .- 495.922

Tập trung nghiên cứu các nội dung như: Nghiên cứu sự khác biệt giữa tên chung và tên riêng, sự chuyển hóa tên chung thành tên riêng, phân loại tên người, lý do đặt tên; Nghiên cứu cấu tạo thành phần của tên người; Nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi của tên gọi người; Nghiên cứu về quy tắc chính tả viết hoa tên người trên sách báo tiếng Việt.

188 Khảo sát các giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài (trình độ B) hiện có ở Việt Nam / Mai Xuân Huy, Nguyễn Thu Huyền // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 78 – 89 .- 495.922

Khảo sát một cách hệ thống các chủ đề hội thoại, trường từ vựng trong các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài trình độ B hiện có ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp và đề xuất cụ thể để góp phần biên soạn mới một giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài tương đương, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng ở Việt Nam.

189 Cách xưng hô bằng biểu thức miêu tả trong tiếng Việt / Vũ Thị Sao Chi // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 99 - 109 .- 495.922

Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của biểu thức miêu tả để xưng hô. Đặc điểm nội dung ngữ nghĩa của biểu thức miêu tả để xưng hô. Tình huống giao tiếp sử dụng biểu thức miêu tả để xưng hô.

190 Tìm hiểu ngữ nghĩa của nhóm tri giác bằng khứu giác thuộc phạm trù ẩm thực trong tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận / Nguyễn Thị Thùy // Ngôn ngữ .- 2015 .- Số 8 - 9 .- Tr. 150 – 160 .- 495.922

Bài viết tập trung tìm hiểu sự hoạt động ngữ nghĩa của nhóm từ tri giác về ẩm thực qua trải nghiệm của giác quan khứu giác, nhằm mục đích tìm hểu và khám phá đặc trung văn hóa riêng, cũng như những đặc trung nhận thức về khả năng liên tưởng phong phú trong đời sống của người Việt.