CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
851 Tác động của rủi ro địa chính trị đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Trần Nguyên Nhựt // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 34-39 .- 658

Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro dư địa chính trị tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, rủi ro dư địa chính trị tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thuộc nhóm Big4. Trên cơ sở kết quả thực nghiệm, bài viết đề xuất một số hàm ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam, đặc biệt là các NHTM thuộc nhóm Big4.

852 Tác động của văn hóa tổ chức đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Khánh Dung // .- 2023 .- Số 238 - Tháng 7 .- Tr. 92-96 .- 658

Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) để kiểm tra mối quan hệ này với dữ liệu gồm 250 mẫu khảo sát là các nhà quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM. Dữ liệu nghiên cứu cho thấy văn hóa tổ chức có tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính của tổ chức. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa một phương thức có thể cải thiện hiệu quả tài chính của đơn vị đó là nâng cao giá trị văn hóa tổ chức.

853 Tăng trưởng giá trị doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh toàn cầu hóa / Phạm Đức Việt // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 84-87 .- 658

Bài viết sẽ trình bày những cơ hội, thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng giá trị doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh toàn cầu hóa.

854 Chính sách tiền tệ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài / Nguyễn Thanh Thảo // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 14-18 .- 332.1

Phân tích thực trạng ngành Ngân hàng sử dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở các khía cạnh: ban hành các văn bản pháp lý về tín dụng, chính sách cho vay ký quỹ từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chính sách quản lý ngoại hối đối với kiều hối do lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về Việt Nam; đánh giá rút ra được những thành công và hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách tiền tệ hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

855 Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) tại Việt Nam / Lê Thanh Huyền // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 29-33 .- 332.1

Hiện nay, xu hướng phát triển của công nghệ tài chính (Fintech) ngày càng gia tăng với một số lượng lớn các công ty có hoạt động hoặc tham gia cung ứng dịch vụ, giải pháp Fintech được thành lập. Bên cạnh rất nhiều dịch vụ bao gồm cả thanh toán, quản lý tài chính cá nhân, chấm điểm tín dụng..., các công ty Fintech còn cung ứng cả dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P Lending). Hình thức cho vay này được các cơ quan chức năng kỳ vọng là giải pháp đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, từ đó giúp hạn chế tín dụng đen. Tuy nhiên, trong thời gian đầu hoạt động tại Việt Nam, bên cạnh những lợi ích thì hình thức cho vay này đang bộc lộ nhiều những rủi ro cần được quan tâm quản lý.

856 Kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện công lập ở các nước trên thế giới và hàm ý đặt ra với Việt Nam / Phạm Xuân Thắng // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 88-91 .- 657

Bài viết đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện công lập của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý tài chính của các bệnh viện công lập ở Việt Nam.

857 Phát triển công nghệ tài chính tại thị trường tài chính Việt Nam: Cơ hội và thách thức / Trần Quang Phú // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 59-64 .- 332.1

Nghiên cứu tình hình ứng dụng Fintech ở một số quốc gia phát triển và ở Việt Nam cho thấy, dựa trên nền tảng công nghệ cao, các ứng dụng Fintech mang lại hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Bài viết này trình bày những nội dung cơ bản về Fintech và những cơ hội, thách thức trong phát triển Fintech tại Việt Nam.

858 Quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài chính / Chu Đức Lam // .- 2023 .- K1 - Số 245 - Tháng 08 .- Tr. 19-22 .- 332.1

Bài viết này nghiên cứu về thực trạng quản lý TSC tại các ĐVSNCL trực thuộc BTC, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác này.

859 Quản lý thu ngân sách xã : nghiên cứu trường hợp Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội / Lê Thị Dương Cầm, Lại Phương Thảo // .- 2023 .- Số 237 - Tháng 6 .- Tr. 105-111 .- 332.1

Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách cấp xã của địa phương. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý thu ngân sách cấp xã đã ngày một hoàn thiện từ cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo nhiệm vụ của địa phương, góp phần điều tiết cơ cấu hoạt động của nền kinh tế theo định hướng chung. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý thu ngân sách xã nhiều khó khăn như thiếu dữ liệu khoa học để lập dự toán thu, thiếu cơ sở pháp lý để xác định số thu ngân sách xã theo cơ sở dồn tích, thanh tra. Thanh, kiểm tra mới chỉ phát hiện những trường hợp đã vi phạm mà chưa có các biện pháp ngăn ngừa sai phạm.

860 Tác động của đòn bẩy tài chính lên các quyết định đầu tư trong doanh nghiệp / Trần Thị Mơ // .- 2023 .- Số 237 - Tháng 6 .- Tr. 78-81 .- 332.1

Bài báo này nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính chống lại các hoạt động đầu tư trong một doanh nghiệp. Đặc biệt, nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh thị trường mới nổi tại Việt Nam, một thị trường chưa hoàn chỉnh ở Đông Nam Á với sự tồn tại của các vấn đề liên quan đến thị trường không hoàn hảo như thông tin bất đối đối thủ và xung đột đại diện vốn là nguyên nhân sâu xa của mối quan hệ giữa đòn bẩy doanh nghiệp và đầu tư. Về phương pháp luận, nghiên cứu dựa trên các ô cấu hình kinh tế lượng: hồi quy bội truyền thống, mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mục tiêu được sử dụng trong một công ty có thể gây hại hoặc làm giảm hoạt động đầu tư của công ty đó.