CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
5351 Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021 / Phạm Thế Anh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 2-9 .- 330
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế lan rộng toàn cầu, Việt Nam là một trong vài điểm sáng hiếm hoi khi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,91% trong năm 2020. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ đầu tư công và xuất khẩu của khu vực FDI. Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp bất chấp những nỗ lực mở rộng cả tiền tệ và tài khóa. Tuy nhiên, bong bóng giá tài sản đang hình thành, thiếu hụt nguồn lực tài chính công và dư địa tiền tệ hạn hẹp là những thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt để có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn nếu như đại dịch chưa thể hoàn toàn qua đi trong năm 2021.
5352 Đánh giá các chính sách ứng phó với COVID-19 để hỗ trợ nền kinh tế và các khuyến nghị chính sách cho giai đoạn tiếp theo / Tô Trung Thành // .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 10-20 .- 330
Kinh tế Việt Nam mặc dù có tăng trưởng khả quan so với thế giới, nhưng cũng bị tác động nặng nề bởi COVID-19. Chính phủ đã có hàng loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế để ứng phó với đại dịch. Tuy nhiên, một số chính sách còn chưa hiệu quả, chưa bao quát hết các đối tượng bị tác động, hoặc tỷ lệ giải ngân còn thấp. Các doanh nghiệp đang kỳ vọng vào gói hỗ trợ thứ hai và mong muốn hướng nhiều hơn vào hỗ trợ chi phí sản xuất và cải thiện thủ tục nhận hỗ trợ. Do dư địa chính sách thu hẹp, các chính sách hỗ trợ tiếp theo cần đảm bảo nguyên tắc ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh các chính sách ngắn hạn, Chính phủ cần duy trì các giải pháp dài hạn để kinh tế có thể phục hồi sau đại dịch và tiếp tục phát triển bền vững.
5353 Khảo sát dòng chảy thông tin từ các thị trường tài chính thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam : Tiếp cận bằng Transfer Entropy / Trần Thị Tuấn Anh // .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 21-33 .- 332.64
Bài viết sử dụng số liệu giá đóng cửa hàng ngày của thị trường dầu thô, thị trường vàng, thị trường chứng khoán Thượng Hải của Trung Quốc, thị trường chứng khoán Mỹ và các chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 6 năm 2019 để khảo sát dòng chảy thông tin từ các thị trường của thế giới đến Việt Nam bằng cách tính toán transfer entropy. Kết quả tính toán cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam, đại diện bằng chỉ số VN-index gần như không phản ứng với dòng thông tin từ thị trường dầu thô nhưng có phản ứng với thông tin từ thị trường vàng giao ngay với độ trễ 2 ngày. Bên cạnh đó, bằng chứng thống kê thông qua transfer entropy cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp nhận thông tin nhanh và mạnh từ thị trường Mỹ, một thị trường vốn năng động và lớn nhất thế giới. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng có tác động đến thị trường Việt Nam nhưng yếu hơn và có độ trễ từ 3 ngày.
5354 Tác động của hoạt động ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam / Phan Thị Thu Hà,Trần Thị Thanh Diệu // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 34-43 .- 332.1
Bài viết này nghiên cứu về tác động của các hoạt động ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời tại 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2018. Các tác giả sử dụng phương pháp ước lượng lượng mô men tổng quát hệ thống hai bước (2-steps SGMM) đối với dữ liệu bảng không cân để xem xét mối quan hệ này. Kết quả ước lượng cho thấy các chỉ tiêu phản ánh hoạt động ngoại bảng có tác động thúc đẩy gia tăng mức sinh lời của các Ngân hàng thương mại, đồng thời nó mang lại rủi ro tín dụng và rủi ro tiềm ẩn này có tác động tiêu cực đối với tỷ suất sinh lời. Bên cạnh đó, bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các Ngân hàng thương mại quan tâm hơn đến lợi nhuận cũng như rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ các hoạt động ngoại bảng.
5355 Tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ năng lượng tại các quốc gia đang phát triển / Võ Hồng Đức, Nguyễn Công Thắng // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 44-58 .- 330
Tìm hiểu tác động của tiêu thụ năng lượng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990-2019. Ước lượng PMG (pooled mean group) được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mục đích khắc phục các vấn đề có liên quan đến sự phụ thuộc giữa các quan sát chéo trong dữ liệu bảng và hệ số không đồng nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ năng lượng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn hạn và dài hạn tại các quốc gia đang phát triển. Hơn thế nữa, quan hệ nhân quả hai chiều giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế cũng được tìm thấy trong nghiên cứu này. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, một số hàm ý chính sách có liên quan được đề xuất.
5356 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam / Hồ Quế Hậu // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 59-69 .- 658
Việt Nam là một nước có tài nguyên tự nhiên và văn hóa dân tộc đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch, cho phép nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngành du lịch. Bài viết này nhằm (i) Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian qua; (ii) tìm ra nguyên nhân hạn chế tồn tại và (iii) đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành du lịch Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp ngày càng nhiều cho kinh tế- xã hội. Tuy nhiên du lịch Việt Nam vẫn chưa theo kịp các nước trong khu vực mà nguyên nhân là do chưa có chiến lược phát triển và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới phải thực thi những giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch.
5357 Sự sáng tạo của người lao động : Vai trò của kỹ năng sáng tạo, động lực nội tại và môi trường tự chủ / Bùi Thị Thanh, Lê Công Thuận // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 70-78 .- 658
Dựa vào mô hình khả năng – động lực – cơ hội và lý thuyết các thành phần của sự sáng tạo, nghiên cứu đề xuất rằng sự sáng tạo của lãnh đạo ảnh hưởng gián tiếp dương đến sự sáng tạo của cấp dưới thông qua kỹ năng sáng tạo của cấp dưới và động lực nội tại của họ. Hơn nữa, nghiên cứu khám phá vai trò điều tiết của môi trường tự chủ lên sự tác động của kỹ năng sáng tạo của cấp dưới và động lực nội tại của cấp dưới đến sự sáng tạo của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng sáng tạo của cấp dưới và động lực nội tại của cấp dưới là trung gian toàn phần liên kết mối quan hệ cùng chiều giữa sự sáng tạo của lãnh đạo và sự sáng tạo của cấp dưới. Thêm vào đó, môi trường tự chủ gia tăng tác động dương của kỹ năng sáng tạo của cấp dưới và động lực nội tại của cấp dưới lên sự sáng tạo của họ.
5358 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết / Đỗ Thị Vân Trang, Phan Thùy Dương, Đinh Hồng Linh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 79-88 .- 658
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2019. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo tài chính của 133 doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2019. Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GLS. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố kinh tế nội tại của doanh nghiệp như cấu trúc vốn, cơ cấu tài sản, khả năng thanh khoản, quy mô doanh nghiệp là các yếu tố vi mô tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Đồng thời, các yếu tố bên ngoài bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ của các doanh nghiệp ngành này. Trên cơ sở kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp công nghiệp có thể xây dựng được cấu trúc kỳ hạn nợ hợp lý. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý về chính sách đối với Chính phủ trong việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
5359 Mối quan hệ giữa biến động dòng tiền và việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam / Nguyễn Hải Yến // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 89-98 .- 332.12
Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của biến động dòng tiền đến việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động dòng tiền tăng có thể làm tăng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động ở mức bình thường hoặc thấp (ở mức phân vị dưới 75%, trung bình và thấp nhất của dòng tiền hoạt động), biến động dòng tiền tăng sẽ làm gia tăng việc sử dụng nợ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Trong trường hợp doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động ở mức phân vị cao nhất, biến động dòng tiền cao sẽ làm giảm việc sử dụng nợ của doanh nghiệp.
5360 Nghiên cứu thực nghiệm mô hình đo lường chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập / Chu Nguyễn Mộng Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 283 .- Tr. 99-109 .- 658
Nghiên cứu đã thực nghiệm mô hình C-COSMO của Riefler & cộng sự (2012) đo lường khái niệm chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu dùng trên dữ liệu thu thập từ hai mẫu đại diện người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trong phân tích. Kết quả hai lần phân tích định lượng đã cung cấp bằng chứng kết luận mô hình đo lường khái niệm chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, và có tính tổng quát hóa. Nghiên cứu còn phát hiện rằng nếu một người tiêu dùng có thái độ chủ nghĩa hướng ngoại mạnh mẽ, họ sẽ đánh giá cao hàng ngoại; nhưng dựa trên so sánh về chất lượng giữa hàng hóa nội so với hàng hóa ngoại trong tình hình hiện tại, họ sẽ gia tăng tiêu dùng hàng nội. Nghiên cứu đóng góp không chỉ cho lĩnh vực marketing, mà còn cả văn hóa, xã hội, con người… có liên quan đến thuyết Bản sắc xã hội.