CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
431 Một số giải pháp thúc đẩy ý định khởi nghiệp của phụ nữ dựa trên mô hình nhận thức thái độ / Nguyễn Thị Bích Duyên, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Nguyệt // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 74-77 .- 658
Nghiên cứu áp dụng mô hình nhận thức thái độ dựa trên bốn yếu tố nhận thức về sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân để khám phá mối quan hệ giữa chúng và ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ước lượng mức độ tác động của các yếu tố nhận thức về sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Nghiên cứu định lượng dựa trên 396 bảng khảo sát hợp lệ để phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát cho thấy các biến đề cập bao gồm sự tự trọng, sáng tạo, thành tích và kiểm soát bản thân đều có ảnh hưởng về mặt thống kê đối với ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Biến thành tích và sáng tạo đóng vai trò quan trọng vì có mức tác động lớn đối với ý định khởi nghiệp của phụ nữ. Dựa trên kết quả phân tích, một số giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của phụ nữ được đề xuất.
432 Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động logistics / Bùi Thị Hoàng Lan // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 78-82 .- 658.7
Kết cấu hạ tầng logistics đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần giảm chi phí vận chuyển và các chi phí trung gian khác của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho thuận lợi hóa thương mại và vận tải hàng hóa xuyên biên giới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng hạ tầng logistics ở Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện hạ tầng logistics trong thời gian tới.
433 Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trên nền tảng thực hiện đổi mới sáng tạo / Lê Thị Hồng Thúy // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 83-87 .- 658
Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) là mục tiêu của Chính phủ, chính quyền địa phương trong những năm gần đây. Nghiên cứu tác động của chỉ số PCI đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nhằm đưa ra đánh giá, nhận định đầy đủ hơn về nỗ lực cải thiện chỉ số này có thực sự thúc đẩy phát triển DNTN. Đặc biệt, sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới đòi hỏi DN phải thực hiện đầu tư vào công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động và năng suất của DNTN. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như gia nhập thị trường, tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh và đào tạo lao động có tác động tiêu cực đến sự phát triển của DNTN.
434 Hỗ trợ vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và những bài học rút ra cho Việt Nam / Phạm Văn Thịnh // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 93-96 .- 658
Giải pháp tài chính cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong những vấn đề mà nhiều quốc gia luôn quan tâm, trong đó có Việt Nam. Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã rất thành công khi đưa ra hệ thống giải pháp tài chính phù hợp giúp các DNNVV có thể tiếp cận vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, bài viết tập trung tổng kết những giải pháp tài chính liên quan đến hỗ trợ vốn cho DNNVV của một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc và Đức. Nghiên cứu những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia này sẽ là tiền đề quan trọng để rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của nước ta.
435 Chủ động đổi mới, hiện đại hóa hoạt động quản lý nguồn lực dự trữ quốc gia / Vũ Xuân Bách // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 89-91 .- 658
Dự trữ quốc gia là nguồn lực dự trữ chiến lược quan trọng do Nhà nước hình thành, quản lý nhằm chủ động đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, thảm họa, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và phải đảm bảo nhiều mục tiêu ưu tiên khác nhau, nguồn lực dự trữ quốc gia được bố trí từ ngân sách nhà nước phụ thuộc vào cân đối chung của ngân sách nhà nước, do đó, việc đổi mới, hiện đại hóa hoạt động quản lý để tối ưu hóa nguồn lực dự trữ quốc gia là yêu cầu cần thiết đặt ra trong giai đoạn tới.
436 Năng lực động của doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo ở Việt Nam / Lương Minh Huân, Nguyễn Thị Thùy Dương // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 84-97 .- 658
Dynamic capabilities of business in the manufacturing industry in Vietnam dựa trên nghiên cứu tổng quan về khung đánh giá năng lực động và kết quả khảo La trạng năng lực động của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Các doanh nghiệp tự đánh giả năng lực học hỏi và vận dụng ở mức cao nhất, ngược lại, năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực thích ứng được đánh giá thấp nhất. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực động để cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
437 Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng, độ mở thương mại, phát triển tài chính và chất lượng môi trường tại Việt Nam / Hoàng Thị Xuân, Ngô Thái Hưng // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 2-12 .- 332.1
Kết quả chỉ ra tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa hệ số khả năng chịu tải và độ mở thương mại trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, mối quan hệ một chiều giữa hệ số khả năng chịu tải, mức tiêu thụ năng lượng và phát triển tài chính cũng được tìm thấy trong toàn bộ khoảng thời gian nghiên cứu. Đặc biệt, độ mở thương mại, phát triển tài chính, tiêu thụ năng lượng tác động âm đến hệ số khả năng chịu tải ở các miền tần số khác nhau. Kết quả này hàm ý rằng tiêu thụ năng lượng, độ mở thương mại và phát triển tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường tại Việt Nam.
438 Tác động của kiểm soát nội bộ đến năng suất của các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thúy Nga, Lê Quốc Hội, Cảnh Chí Hoàng // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 13-21 .- 658
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp giúp giảm thiểu gian lận, sai sót và nâng cao năng suất của các doanh nghiệp tư nhân. Kết quả là vững sau khi xem xét các nhân tố không thể quan sát được, giải quyết vấn đề nội sinh và sử dụng các chỉ định mô hình khác nhau. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tham gia vào các hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy tính minh bạch trong môi trường kinh doanh cũng được xem là những giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất của doanh nghiệp.
439 Khảo sát hiệu ứng bất đối xứng trong biến động tỷ suất sinh lợi của các chuỗi tiền điện tử / Nguyễn Lý Kiều Chinh, Trần Thị Tuấn Anh // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 33-42 .- 658
Kết quả cho thấy mô hình EGARCH(1,1) là mô hình tốt nhất để mô tả hiệu ứng bất đối xứng trong biến động tỷ suất sinh lợi của các chuỗi tiền điện tử. Sự biến động tăng nhiều hơn trong phản ứng với cú sốc tích cực hơn là cú sốc tiêu cực, hàm ý một hiệu ứng bất đối xứng khác với hiệu ứng thường thấy trên thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu giúp nhà đầu tư và nhà quản lý rủi ro trong thị trường tiền điện tử hiểu rõ hơn về sự biến động giá, nhận biết, đánh giá rủi ro một cách chính xác hơn và đưa ra các chiến lược đầu tư phù hợp.
440 Xây dựng thang đo tổ chức học tập trong các doanh nghiệp Việt Nam / Bùi Quang Tuyến, Tạ Huy Hùng // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 89-98 .- 658
Môi trường kinh doanh có sự thay đổi nhanh chóng, tổ chức cần xây dựng tổ chức học tập là một trong những cách thức giúp tổ xây dựng lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng thang đo với tổ chức học tập để xác định các thành phần trong tổ chức học tập trong các doanh nghiệp Việt Nam để có thể xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua nguồn lực tri thức trong tổ chức. Phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính được thực hiện đã xác định các thành phần của tổ chức học tập ở các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu làm căn cứ để các tổ chức xây dựng và hoàn thiện tổ chức học tập trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường kinh doanh.