CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
211 Hệ thống kinh doanh thông minh cho doanh nghiệp / Nguyễn Văn Thủy // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 114 - 117 .- 658

Bài viết này khái quát về hệ thống kinh doanh thông minh (BIS - Business intelligence system), phân tích các thành phần của hệ thống kinh doanh thông minh trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bài viết phân tích vai trò, thách thức và xu hướng của hệ thống kinh doanh thông minh trong doanh nghiệp hiện nay. Từ đó, đề xuất một số gợi ý cho các doanh nghiệp triển khai thành công các hệ thống kinh doanh thông minh.

212 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông niêm yết ở Việt Nam / Phạm Thị Kim Ánh // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 118 - 121 .- 332

Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 – 2022. Dữ liệu được thu thập từ 19 doanh nghiệp viễn thông và kiểm định bởi mô hình hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm: tỷ suất đầu tư tài sản cố định; hiệu suất sử dụng tài sản; tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần; tỷ suất giá vốn hàng bán.

213 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động và môi trường theo EVFTA và một số khuyến nghị cho Việt Nam / Trương Thị Thúy Bình // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 87-95 .- 330

Đề cập khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến lao động và môi trường, cuối cùng đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Liên minh Châu Âu là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất hàng năm của hàng hóa Việt Nam.

214 Thực trạng đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và một số khuyến nghị / Bùi Tuấn Minh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 6-8 .- 658

Trong giai đoạn vừa qua, phạm vi đầu tư vốn và nguyên tắc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (để thành lập doanh nghiệp; đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp đang hoạt động; đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên) được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13). Luật số 69/2014/QH13 là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình thực hiện đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thời gian qua đạt được một số kết quả khả quan. Thời gian tới, để hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, cần chú trọng một số giải pháp trọng tâm.

215 Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý vốn, tài sản nhà nước giao cho doanh nghiệp / Nguyễn Văn Tiến // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 9-12 .- 658

Trong giai đoạn vừa qua, việc quản lý vốn, tài sản nhà nước giao cho doanh nghiệp được thực hiện theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanhtại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) và các văn bản hướng dẫn. Bài viết này đánh giá tổng quan khung khổ pháp lý về quản lý vốn, tài sản nhà nước giao cho doanh nghiệp, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về quản lý vốn, tài sản nhà nước giao cho doanh nghiệp.

216 Hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước / Lê Duy Long // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 13-16 .- 658

Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường nhưng dưới sự lãnh đạo thống nhất của hệ thống chính trị và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự đồng lòng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương; các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong đó, có các doanh nghiệp có vốn nhà nước vẫn giữ được đà tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

217 Nâng cao hiệu quả cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp / Phùng Cao Anh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 17-19 .- 658

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước nhằm khẳng định vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong việc dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế. Trong những năm qua, cơ chế, chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Do đó, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực.

218 Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và định hướng giai đoạn tới / Nguyễn Thị Ngọc Khánh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 20-23 .- 658

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một bước đi mạnh dạn trong quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam nói chung và cải cách doanh nghiệp nhà nước nói riêng.Qua hơn 30 năm triển khai với nhiều thăng trầm, từ một hoạt động mang tính nhạy cảm và phức tạp, công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã chứng minh đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế. Đồng thời, bối cảnh kinh tế trong nước và bức tranh khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng đã có nhiều thay đổi, cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn tới…

219 Hạn chế rủi ro khi mua sắm qua sàn thương mại điện tử của người tiêu dùng Việt Nam / Nguyễn Duy Anh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 86-88 .- 658

Tại Việt Nam, các sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Hotdeal, Adayroi và gần đây là TikTok Shop ngày càng phát triển trở thành địa chỉ mua sắm quen thuộc của người tiêu dùng. Bên cạnh những mặt tích cực, việc mua sắm thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử cũng đem đến không ít những rắc rối và phiền toái cho người tiêu dùng như: việc quảng cáo, mô tả sản phẩm không đúng hay tình trạng người tiêu dùng mua phải hàng giả, hàng nhái, thậm chí là bị lừa gạt trên các nền tảng giao dịch thương mại điện tử. Bài viết này phân tích rủi ro và nguyên nhân gây rủi ro cho người tiêu dùng Việt Nam khi mua sắm hàng trên sàn thương mại điện tử, nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

220 Xây dựng hệ sinh thái số thúc đẩy chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thu Hà // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 89-92 .- 658

Chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và mức độ ngày càng quyết liệt. Việc xây dựng, hình thành và phát huy vai trò của một hệ sinh thái số phù hợp có ý nghĩa quan trọng, bởi mỗi chủ thể tham gia quá trình này không thể hoạt động một cách biệt lập mà phải có sự tương tác chặt chẽ với nhau. Những giải pháp thích hợp phải được thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể có liên quan sẽ thúc đẩy quá trình trên diễn ra một cách kịp thời theo đúng yêu cầu.