CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
201 Hiệp ước Basel II và III : thực trạng pháp lý và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Diệu Hương, Nguyễn Đức Trung // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 31 – 33 .- 658
Áp dụng Basel II và Basel III là xu hướng tất yếu đối với hầu hết các ngân hàng trên thế giới bởi lẽ nó góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế này. Theo đó, nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định nghiêm ngặt từ Basel, chúng tôi cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã có những chuẩn bị kỹ càng trong những năm qua, đặc biệt là xây dựng khuôn khổ pháp lý với việc ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm thể chế hóa một cách khá chi tiết theo thông lệ quốc tế. Do vậy, thật sự thiết thực khi nhìn nhận và đánh giá lại thực trạng pháp lý để chỉ ra những hạn chế nhất định từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn tại Việt Nam. Bài viết này một mặt nào đó sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên.
202 Kinh tế tuần hoàn: nhìn từ thực tế các doanh nghiệp dệt may của tỉnh Hưng Yên / Đỗ Thị Thủy Nguyễn Thị Hải Yến // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 34 – 36 .- 658
Việt Nam đang thực hiện 16 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) với các nước và các khu trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Thực tế đó đang tạo ra các cơ hội và thách thức rất lớn cho ngành công nghiệp dệt may của cả nước nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng. Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên có số lượng doanh nghiệp dệt may (DNDM) khá đông, nhưng chủ yếu là quy mô trung bình, quy mô vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ các DNDM tại tỉnh Hưng Yên còn rất nhiều bất cập về quản trị điều hành, thiết kế và sáng tạo mẫu mã, đàm phán ký kết hợp đồng và tiếp thị bán hàng trực tiếp trên thị trường quốc tế.
203 Tác động chuyển đổi số đến hoạt động marketing xanh của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống / Lại Doãn Anh Tuấn // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 37 – 39 .- 658
Marketing xanh trong ngành F&B là một cách tiếp cận để giảm tác động tiêu cực lên môi trường, tập trung vào việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, từ đó có tác động trực tiếp tới hành vi của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có chuỗi đồ uống phổ biến tại Việt Nam đang dần áp dụng chiến lược marketing xanh để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Bài viết của tác giả phân tích cơ hội và thách thức của ngành F&B trong việc áp dụng marketing xanh hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động marketing xanh nhằm hạn chế tối thiểu việc xả rác thải nhựa ra môi trường.
204 Mối quan hệ giữa kỹ năng với cơ hội có việc làm của sinh viên ngành Tài chính – ngân hàng Trường Đại học Giao thông Vận tải / Phạm Ngọc Hải, Nguyễn Văn Khoa // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 40 – 42 .- 658
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị phân để kiểm định mối quan hệ giữa các nhóm kỹ năng với cơ hội có việc làm của sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Giao thông Vận tải. Kết quả kiểm định cho thấy các nhóm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự làm việc, kỹ năng tư duy, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tin học có ảnh hưởng tới cơ hội có việc làm của sinh viên. Trong đó kỹ năng giao tiếp có ảnh hưởng mạnh nhất, kỹ năng tin học có ảnh hưởng thấp nhất. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện các kỹ năng để tăng cơ hội có việc làm cho sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Giao thông Vận tải.
205 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh mới / Trần Thị Thanh Hoa // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 43 – 45 .- 658
Hoạt động xuất khẩu tại thành phố Hà Nội cũng đạt được khá nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ; chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý... Bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn trong giai đoạn tới.
206 Đạo đức nghề nghiệp và vai trò trách nhiệm xã hội / Bùi Nhất Giang // .- 2024 .- Số 658 - Tháng 5 .- Tr. 46 – 48 .- 658
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với người hành nghề kế toán kiểm toán. Những hành vi nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong kiểm toán là việc đưa ra các quyết định mang tính đạo đức, điều này không nên bị coi là đơn giản và tầm thường. Các hành vi phi đạo đức của kế toán – kiểm toán viên sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và xã hội. Tín nhiệm và tin cậy và vốn chính cho bất kỳ ngành nghề nào và là điều quan trọng nhất để ngành nghề đó có thể duy trì và phát triển. Điều này đòi hỏi các ngành nghề nói chung, kế toán- kiểm toán nói riêng phải coi phục vụ cộng đồng như nhiệm vụ chính và lợi ích cá nhân của họ chỉ nằm trong khuôn khổ cung cấp dịch vụ.
207 Thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn / Nguyễn Thị Vân // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 4-6 .- 330
Xuất khẩu dệt may trong bối cảnh nền kinh tế tuần hoàn tập trung vào phân tích ba yếu tố là nguồn của ngành dệt may, cầu của xuất khẩu dệt may và các chính sách xuất khẩu dệt may trong nền kinh tế hoàn. Trong bối cảnh kinh tế tuần hoàn toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang đón nhận những cơ mở rộng và tăng trưởng như tận dụng lợi thế từ các FTAs, công nghệ hiện đại, đa dạng hóa thị trườngđó bài nghiên cứu đưa ra các hàm ý chính sách đối với chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy xuất dệt may của Việt Nam trong nền kinh tế tuần hoàn.
208 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Hải quan Việt Nam / Nguyễn Trà My // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 7-9 .- 658
Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 là lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong ngành hải quan để xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình hải quan số, hải quan thông minh. Chính vì vậy, việc phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và rút ra bài học là cần thiết cho hải quan Việt Nam.
209 Tổng quan nghiên cứu về hành vi từ bỏ giỏ hàng trong quy trình mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử / Trần Thị Hoa, Phan Tố Uyên, Lê Thị Hương Đinh Thị Hải Yến, Trần Thị Thu Trà, Nguyễn Thanh Tùng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 10-12 .- 658.8
Hành trình mua sắm trực tuyến tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro khiến không ít khách hàng từ bỏ trước khi thanh toán. Hiện tượng từ bỏ giỏ hàng (Abandoned Cart) là nỗi lo đối với các nhà kinh doanh online, với tỷ lệ trung bình lên đến 70% trên toàn cầu, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi lượng doanh thu tiềm năng khổng lồ. Hiện tượng này xảy ra khi người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm hoặc khi các mặt hàng đã được chọn và người tiêu dùng đang chuyển sang thanh toán sản phẩm thì do một hoặc một số nguyên nhân khiến người tiêu dùng loại bó hàng hóa, dịch vụ đó trước khi hoàn tất giao dịch mua. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước với mục đích tìm ra khoảng trống và các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết.
210 Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang / Nguyễn Thị Thúy An, Nguyễn Hoài Thương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 13-15 .- 910
Du lịch là ngành có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang. Những năm gần đây, du lịch Kiên Giang có những bước phát triển nhanh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh. Bài viết sau đây đưa ra phân tích về những thành tựu đạt được và những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển du lịch tại Kiên Giang, từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang trong thời gian tới.