CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
231 Một số giải pháp đầu tư các dự án trọng điểm nhằm phát triển kinh tế đến năm 2025 / Nguyễn Đình Hoàn, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Phương Hồng // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 75-78 .- 330

Tập trung đầu tư các dự án trọng điểm và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia là những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, góp phần tháo gỡ các nút thắt về hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội; bảo đảm an ninh quốc phòng; giải quyết việc làm, tăng cường an sinh xã hội; tạo động lực mới, không gian phát triển mới, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; góp phần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả và các chính sách khác để tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

232 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp sau giai đoạn Covid-19 trên địa bàn thành phố Cần Thơ / Nguyễn Hoàng Khởi, Nguyễn Văn Nguyện // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 79-82 .- 658

Dữ liệu thu thập từ 117 doanh nghiệp tuân thủ thuế ở thành phố Cần Thơ. Phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố đều tác động tích cực đến việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp sau giai đoạn Covid-19 ở thành phố Cần Thơ là: Sự đồng hành, hỗ trợ của cơ quan thuế, Công khai vi phạm thuế, Kiến thức về thuế và Thanh tra kiểm tra thuế.

233 Tác động của đặc điểm tài chính và quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp các đơn vị thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng / Lương Hoàng Giang // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 83-87 .- 658

Bài báo này tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến đặc điểm tài chính và quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh, được đo bằng khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA). Dữ liệu được thu thập từ 176 đơn vị thuộc Tổng cục CNQP trong giai đoạn từ 2016 đến 2023. Phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm mô hình hồi quy tuyến tính và phân tích thành phần chính (PCA). Các kết quả cho thấy rằng các yếu tố như quy mô tài sản, tăng trưởng doanh thu, và hệ số ROS (tỷ suất sinh lời trên doanh thu) có ảnh hưởng tích cực đến ROA, trong khi tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định không hiệu quả có thể dẫn đến hiệu suất kém. Đồng thời, các yếu tố liên quan đến quản trị doanh nghiệp như trình độ và thù lao của ban lãnh đạo, cũng như thu nhập của nhân viên, cũng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh.

234 Ứng dụng công nghệ - Chìa khóa tối ưu chuỗi cung ứng bán lẻ: Kinh nghiệm từ Walmart / Phạm Thị Huyền // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 88-92 .- 658

Bài viết nhằm mục đích phân tích xu hướng ứng dụng công nghệ trong chuỗi cung ứng bán lẻ hiện nay, đồng thời tìm hiểu một số công nghệ đang được triển khai trong chuỗi cung ứng của Walmart, từ đó định hướng ứng dụng công nghệ cho chuỗi cung ứng bán lẻ Việt Nam.

235 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng số cho nền kinh tế số của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Võ Mai Trang // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr. 93-96 .- 658

Bài viết này tập trung phân tích và đánh giá kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng số cho nền kinh tế số của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, nhằm gợi ý một số cơ chế chính sách, góp phần đưa hạ tầng số của Việt Nam phát triển cùng nhịp với các nước phát triển trên thế giới, trở thành động lực phát triển nền kinh tế số.

236 Tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh / Lê Thị Mai Hương // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 10-15 .- 330

Bài viết dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành trong giai đoạn 2010- 2022, đồng thời dựa trên bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng kinh tế xanh của Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận thông qua chỉ tiêu gia tăng quy mô GRDP. Cơ cấu GRDP đã sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, đồng thời giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GRDP của thành phố; Mức độ mở cửa nền kinh tế, năng suất lao động, hệ số GINI, hệ số HDI, trình độ học vấn của lao động Thành phố Hồ Chí Minh đều có sự cải thiện đáng kể.

237 Mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam / Phạm Thu Hằng // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 16-19 .- 330

Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) với nhiều vai trò và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội - môi trường, được coi là giải pháp hữu hiệu để Việt Nam cũng như các quốc gia toàn cầu sớm đạt được SDGs theo khuyến nghị của UN đưa ra. Theo đó, các giải pháp thúc đẩy mô hình KTTH ở Việt Nam nhằm đạt được SDGs đến năm 2030 là: (1) đưa KTTH vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển các cấp; (2) điều chỉnh và tối ưu hóa các chiến lược phát triển khoa học công nghệ ở các cấp nhằm tăng cường hiệu quả mô hình KTTH; (3) huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội phát triển mô hình KTTH; (4) nâng cao nhận thức toàn dân về KTTH thu hút được sự quan tâm rộng khắp của toàn bộ xã hội về việc thực hiện, thúc đẩy và phát triển KTTH trong hiện tại và tương lai.

238 Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán và giải pháp về đào tạo kế toán trong xu hướng chuyển đổi số / Nguyễn Quỳnh Trang // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 20-24 .- 330

Cung cấp một bản phác thảo về các ứng dụng cơ bản của chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, từ đó đưa ra một số giải pháp về đào tạo kế toán để đạt được mục tiêu đào tạo các chuyên gia kế toán vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại để phát triển toàn diện trong bối cảnh chuyển đổi số.

239 Hoàn thiện cơ chế hô trơ tiếp cân tài chính cho khởi nghiệp ở tinh Hà Giang / Nguyễn Xuân Điền, Nguyễn Văn Quyết // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 25-29 .- 658

Cơ chế tài chính cho khởi nghiệp bao gồm tổng thể các phương tiện/ công cụ và những phương pháp/cách thức tương tác tài chính chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của một bên và lợi ích đổi lại cho bên còn lại trong toàn bộ quá trình khởi nghiệp. Cơ chế này được hình thành và được hoàn thiện qua nhiều giai đoạn, có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó mỗi chủ thể có vai trò nhất định. Bởi vậy, việc hoàn thiện nó được thực hiện theo những bước đi hợp ly bằng các giải pháp khả thi, đồng thời phải đảm bảo có sự tham gia của những chủ thể trên và tương quan lợi ích của họ được đảm bảo hài hòa.

240 Góc nhìn khác về tác động giảm nghèo của tài chính vi mô / Nguyễn Thị Hoài Thu // .- 2024 .- K1 - Số 261 - Tháng 4 .- Tr. 30-33 .- 330

Các kết quả này bắt nguồn từ một số vấn đề như tài chính vi mô có thể làm cho người có thu nhập thấp rơi vào vòng xoáy nợ nần và không thể thoát nghèo, những hộ gia đình nghèo nhất có thể đang không tiếp cận được với tài chính vi mô, các mối quan hệ xã hội của người nghèo có thể bị suy giảm trong quá trình triển khai các dịch vụ tài chính vi mô. Từ việc phân tích các vấn đề này, một số hàm y chính sách được đề xuất để nâng cao vai trò giảm nghèo của tài chính vi mô.