CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
1381 Tăng cường công cụ tài chính trong quản lý nguồn thu từ đất / Ngô Thế Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 5-11 .- 658.15

Ở Việt Nam, các chính sách tài chính về đất đai và việc huy động nguồn thu từ đất đã liên tục được điều chỉnh, tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý Nhà nước về đất đai. Các khoản thu từ đất là nguồn thu quan trọng của nhiều địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế. Bài viết này trình bày khái quát về thực trạng thực hiện chính sách thuế, phí, lệ phí trong quản lý kinh tế đất những năm qua. Từ đó, đề xuất giải pháp tăng cường công cụ tài chính trong quản lý nguồn thu từ đất.

1382 Hiệu quả ứng dụng chữ ký số trong hoạt động thương mại điện tử / Phạm Thanh Bình, Dương Thanh Tùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 51 - 54 .- 658

Với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ số và xu hướng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu, các hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng đa dạng, diễn ra vượt khỏi phạm vi quy định pháp lý của luật này. Bên cạnh đó, một số quy định của luật cũng không phù hợp với thực tiễn, đặc biệt các quy định liên quan tới chữ ký số trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử đang bùng nổ trong những năm gần đây. Dựa trên các nghiên cứu, các quy định pháp lý về giao dịch điện tử của một số quốc gia phát triển trên thế giới, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp tăng cường hiệu quả ứng dụng chữ ký số, phù hợp với xu thế phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam.

1383 Truyền thông thương hiệu của các ngân hàng có vốn Nhà nước tại Việt Nam / Nguyễn Thu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 61 - 64 .- 658

Bài viết này cung cấp thông tin về hoạt động truyền thông thương hiệu của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước tại Việt Nam thông qua việc sử dụng kỹ thuật quan sát trực tuyến, từ đó, đưa ra một số lưu ý để truyền thông thương hiệu hiệu quả hơn.

1384 Các mô hình đo lường rủi ro hệ thống ngân hàng Việt Nam / Phan Thị Linh // .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 65 - 68 .- 658

Bài viết nêu các mô hình đo lường rủi ro hệ thống ngân hàng như: Mô hình dự báo tài chính (FPM); Mô hình đánh giá khả năng chịu đựng hệ thống (Stress-test); Mô hình đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng (DEA); Mô hình xếp hạng các tổ chức tín dụng; Hệ thống mô hình cảnh báo sớm (theo phương pháp Alman’s Z-Score); Hệ thống mô hình vệ tinh. Bên cạnh đó, bài viết nêu ra một số lưu ý khi sử dụng các mô hình này.

1385 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nợ xấu của các ngân hàng thương mại / Nguyễn Thanh Thủy // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 69 - 71 .- 658

Nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt, tại Việt Nam, tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất, song cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất cho ngân hàng. Chính vì thế, để các ngân hàng thương mại phát triển an toàn, hiệu quả thì vấn đề quản lý của Nhà nước đối với nợ xấu của các ngân hàng này cần được đặc biệt quan tâm.

1386 Trao đổi về quy định bảo lãnh ngân hàng / Nguyễn Thị Quỳnh Giao // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 72 - 74 .- 658

Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề lưu thông, luân chuyển hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng được chú trọng mở rộng, tuy nhiên, hoạt động thanh toán, chuyển đổi tiền tệ giữa nhà cung cấp và người mua trong các giao dịch xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều trở ngại, khó khăn. Do đó, phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng là một điều tất yếu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 11/2022/ TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng thay thế Thông tư số 07/2015/TT-NHNN và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN. Bài viết trao đổi về một số nội dung liên quan đến bảo lãnh ngân hàng.

1387 Quy định về mua bán nợ của các tổ chức tín dụng / Nguyễn Thị Đoan Trang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 75 - 77 .- 658

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 18/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng. Có hiệu lực thi hành từ ngày 09/2/2023, Thông tư số 18/2022/TT-NHNN đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng trong quá trình triển khai thực hiện với những quy định mới. Bài viết này phân tích, làm rõ hơn những quy định sửa đổi, bổ sung mới liên quan đến việc mua bán nợ của các tổ chức tín dụng.

1388 Hỗ trợ doanh nghiệp việt nam phục hồi và phát triển giai đoạn hậu Covid-19 / Nguyễn Thị Kim Nguyên // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 78 - 81 .- 330

Trong các năm từ 2020-2022, Việt Nam trải qua 4 đợt phòng, chống dịch COVID-19. Đến thời điểm này, dịch bệnh đã được kiểm soát, cuộc sống sinh hoạt của người dân đã trở lại hoạt động bình thường, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục... cũng phục hồi và phát triển trở lại, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, hậu dịch COVID-19, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có giải pháp nhằm phục hồi và phát triển.

1389 Nâng cao hiệu quả quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam / Lê Thanh Huyền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 82 - 84 .- 658

Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập theo Nghị định số 34/ngày 08/3/2018 của Chính phủ. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, qua 5 năm triển khai Quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho thấy, còn không ít khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Điều này đòi hỏi thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy Quỹ hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

1390 Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa / Nguyễn Thị Ái Linh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 799 (Kỳ 2 tháng 04) .- Tr. 85 - 87 .- 658

Quá trình đẩy mạnh ứng dụng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, internet vạn vật... có thể tạo bước nhảy vọt trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa chuỗi cung ứng và logistics, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, việc chuyển đổi số ở doanh nghiệp góp phần tạo ra động lực phát triển mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bài viết này nghiên cứu hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam và đưa ra một số đề xuất nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp này trong thời gian tới.