CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
12901 Khủng hoảng Kinh tế toàn cầu và một số vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam / Vũ Khoan // Số 799 (5 - 2009) - Tạp chí Cộng sản .- 2009 .- Lý luận. Chính trị .- tr. 37 - 41 .- 338.5

Khủng hoảng Kinh tế đang diễn ra mang tính toàan cầu, xem xét từ nhiều góc độ và đánh giá về những tác động của nó đối với nước ta là một vấn đề khó khăn, nhưng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện. Cuộc khủng hoảng Kinh tế nó tác động đến: Nền kinh tế Thế giới, nền kinh tế nước ta

12902 Thực hiện mục tiêu kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bảo đảm an sinh xã hội / PGS. TS. Nguyễn Đắc Hưng // Số 799 (5/ 2009) - Tạp chí Cộng sản .- 2009 .- Lý luận và Chính trị .- tr.49 - 59 .- 332.4

Hiện nay, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đang phải tập trung đối phó với vấn đề khó khăn nhất trong hàng chục năm qua, đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế ở mức đáng lo ngại, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cao, sức mua của người tiêu dùng giảm thấp, ...Tuy nhiên cách thức đối phó khác nhau, song các nước đều tập trung vào chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng và kích cầu đầu tư. Trước những vấn đề đó Việt Nam cũng đã có những chính sách cụ thể.

12903 Công nhân nữ ngoại tỉnh trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội / ThS. Phạm Thu Hiền // Số 27 - 3/ 2009 - Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở .- 2009 .- Lý luận và Chính trị .- tr. 24 -27 .- 330.597

Quá trình hội nhập kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và dân chủ hóa đời sống xã hội là điều kiện và đọng lực quan trọng tác đọng đến sự di cư của người lao động nông thôn ra thành thị. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp vvaf tâm lý muốn thoát ly khỏi lao động nông nghiệp vất vả là tác nhân cuốn hút người lao động nông thôn ra thành thị, trong số đó có nhiều lao động nữ.

12904 Xã hội hóa tín dụng xóa đói, giảm nghòe - một hoạt động hiệu quả của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam / Trần Kinh Tế // Số 28 - 4/2009 - Tạp chí cộng sản chuyên đề cơ sở .- 2009 .- Lý luận và Chính trị .- tr. 28 - 30 .- 332.4

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) là một trong những kênh quan trọng huy động các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để cho vay xóa đói, giảm nghèo trong các cộng đồng dân cư có hiêu quả, thực hiện tốt chủ trương mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đề ra là"...phải hỗ trỡ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói, giảm nghèo".

12905 Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực nông nghiệp, nông thôn / PGS. TS. Nguyễn Đình Long, TS. Trần Quang Diệu // Số 28 ( 4- 2009) - Tạp chí cộng sản - Chuyên đề cơ sở .- 2009 .- Lý luận và Chính trị .- tr. 31 - 34 .- 338.46

Doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động xã hội tích cực như đóng góp, hỗ trợ các quỹ từ thiện, xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng các hoạt động này chưa được thực hiện thường xuyên và còn phụ thuộc khá lớn vào tiềm lực kinh tế và ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Nhận thức rõ mối quan hệ nhân quả, hai chiều giữa trách nhiệm xã hội với doanh nghiệp, thực hành đạo đức kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là những việc làm thiết thực nhằm hướng tới sự phát triển bền vững

12906 Kích cầu sản xuất, tiêu dùng hiện nay: Tiêu chí lựa chọn và giải pháp / PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc // Số 4/ 2009 - Lý luận Chính trị .- 2009 .- Học viện chính trị - Hành chính QG HCM .- .- 658.5

Đã có nhiều kiến nghị đề xuất các giải pháp kích cầu theo những góc độ khác nhau để đạt mục đích khác nhau. Vấn đề đặt ra là sử dụng những giải pháp nào để kích cầu có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Sau đây là một số tiêu chí đối với sự lựa chọn đối tác kích cầu: Phải lấy tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo đầu tiên trong phân bổ giói kích cầu; Phải kích cầu có trọng tâm trọng điểm; Kích cầu phải đạt tiêu chí phát huy tác dụng nhanh; Kích cầu cần phải triển khai đồng bộ; Đồng thời đưa ra một số giải pháp kích cầu hiện nay ở nước ta.

12907 Nâng cao năng lực cạnh tranh của Nông sản xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay / ThS. Nguyễn Thị Miền // Số 4/ 2009 - Lý luận Chính trị .- 2009 .- Học viện Chính trị - Hành chính QG HCM .- tr.39 - 44 .- 658.5

Trong những năm qua, đặc biệt sau gần 2 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xuất khẩu nông sản của nước ta tiếp tục gia tăng cả về số lượng lẫn kim ngạch song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước.Vì vậy, những vấn đề đặt ra về năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu: Quy mô và khẳ năng cung ứng nhỏ bé, không ổn định; Chất lượng sản xuất còn thấp; Giá thành nông sản cao nhưng giá xuất khẩu thấp; Chủng loại và mẫu mã nông sản xuất khẩu còn nghèo nàn...

12908 Những giải pháp cơ bản về cơ chế giám sát thị trường tài chính Việt Nam nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế / PGS. Ngô Trí Long // Kiểm toán, Số 4 (101)/2009 .- 2009 .- Tr. 7-13 .- 332.1

Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam: thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Những giải pháp cơ bản về cơ chế giám sát thị trường tài chính Việt Nam Việt Nam nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

12909 Kinh ghiệm của bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản và Hoa Kỳ - đối phó khủng hoảng kinh tế và xử lý ngân hàng đổ vỡ / Nguyễn Mạnh Dũng, Đặng Duy Cường // Ngân hàng, Số 8/2009 .- 2009 .- Tr. 56-61 .- 332

Trình bày kinh nghiệm của bảo hiểm tiền gữi Nhật Bản, kinh nghiệm của chính phủ Mỹ và của Tổng công ty bảo hiểm tiền gũi Mỹ (FDIC), kinh nghiệm xử lý ngân hàng đổ vỡ của FDIC.

12910 Vận dụng giải pháp từ các ngân hàng thương mại nước ngoài và trong nước để tăng cường nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam / PGS. TS. Đinh Xuân Hạng // Ngân hàng, Số 8/2009 .- 2009 .- Tr. 23-27 .- 332.15

Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại nước ngoài và trong nước: Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam. Các giải pháp tăng cường nguồn vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần từ việc vận dụng kinh nghiệm các ngân hàng thương mại nước ngoài và trong nước.