CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
12281 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2012, xu hướng năm 2013 / TS. Hạ Thị Thiều Dao // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 186/2012 .- Tr. 17-23. .- 332.12

Giới thiệu sơ lược lý thuyết về tái cấu trúc ngân hàng, đánh giá tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong năm 2012 và dự đoán xu hướng của tiến trình này trong năm 2013. Trong năm 2012 hoạt động mua bán, sáp nhập, mua lại diễn ra ngày càng phổ biến, thanh khoản tạm thời ổn định nhưng vấn đề quản trị và nợ xấu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong năm 2013, hoạt động mua bán, sáp nhập, mua lại sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, nợ xấu sẽ giảm, vấn đề thanh khoản và quản trị ngân hàng sẽ được chú trọng hơn. Bài viết cũng nhấn mạnh đến vấn đề nảy sinh cần phải giải quyết đó là vấn đề minh bạch thông tin trong tái cấu trúc ngân hàng.

12282 Thu chi ngân sách nhà nước Việt Nam: Phân tích quy mô và khuyến nghị đối với khuôn khổ pháp lý / TS. Phạm Xuân Hoan // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 186/2012 .- Tr. 24-30. .- 332.12

Bài viết chỉ ra 4 điểm tồn tại của thu chi ngân sách nhà nước Việt Nam: Quy mô ngân sách so với GDP là rất lớn; tăng trưởng thu, chi không ổn định; tốc độ tăng trưởng thu, chi tương đối nhanh; thâm hụt ngân sách lớn và có xu hướng tăng. Bài viết cũng chỉ ra, quy mô ngân sách nhà nước thực  ra lớn hơn nhiều so với con số được công bố, vì nhiều khoản thu, chi đã không được phản ánh theo đúng quy định của pháp luật hoặc theo bản chất của hoạt động thu chi. Trên cơ sở phân tích này, bài viết khuyến nghị Việt Nam cải cách theo hướng giảm dần quy mô ngân sách, đồng thời khuyến nghị những thay đổi liên quan tới công tác hạch toán nhằm phản ánh đúng hơn quy mô ngân sách nhà nước.

12283 Đánh giá nợ xấu theo quy định Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế / TS. Đinh Thị Thanh Vân // Kinh tế & phát triển .- 2012 .- Số 186/2012 .- Tr. 31-36. .- 332.12

Trình bày cách phân loại nợ và trích lập dự phòng theo các quy định Việt Nam hiện hành và so sánh quan điểm về nợ xấu, cách phân loại nợ và trích lập dự phòng ở một số quốc gia trên thế giới. Cuối cùng, bài viết sẽ đưa ra một số lưu ý cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị ngân hàng khi đánh giá thực trạng nợ xấu của Việt Nam.

12284 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Lê Phương Dung, Nguyễn Thị Nam Thanh // Phát triển kinh tế .- 2012 .- Số 266/2012 .- Tr. 22-29. .- 332.12

Bài báo sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính quý I/2007 đến quý IV/2011 của 39 doanh  nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ tín dụng ngân hàng dài hạn của các doanh nghiệp này. Bài báo sử dụng mô hình dữ liệu bảng động với cách tiếp cận theo hai phương pháp: mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Method – FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Method – REM).

12285 Một số giải pháp ổn định thị trường tiền tệ Việt Nam / Nguyễn Đắc Diệu Hương, Lê Lan Hương // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2012 .- Số 24 (369)/2012 .- Tr. 16-20. .- 332

Trình bày tình hình thực tại của thị trường tiền tệ Việt Nam, những hạn chế của thị trường tiền tệ và giải pháp.

12286 Giải pháp để giảm hàng tồn kho và xử lý nợ xấu / Văn Tạo // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2012 .- Số 24 (369)/2012 .- Tr. 24-26. .- 332.12

Hàng tồn kho của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là bất động sản, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang là mối quan tâm hàng đầu của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, thu hút sự chú ý của giới chuyên gia và của công chúng. Bởi đây là nút thắt trong nền kinh tế, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn không còn vốn để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, giảm việc làm gây thất nghiệp, vốn cuả doanh nghiệp không luôn chuyển được, là tác nhân quan trọng làm tăng nợ xấu tại các ngân hàng, làm dòng chảy vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, khiến tăng trưởng kinh tế bị chậm lại…Bài viết trình bày một số giải pháp để khắc phục các tồn tại trên.

12287 Tác động của sự thõa mãn đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng / ThS. Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu, Đinh Huyền Trang // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2012 .- Số 24 (369)/2012 .- Tr. 35-37, 41. .- 332.12

Đánh giá tác động của sự thõa mãn đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM của các ngân hàng. Bài viết cũng chỉ ra sự thõa mãn tương quan thuận với lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ ATM, từ đó cho thấy, nếu khách hàng càng thõa mãn khi sử dụng dịch vụ ATM thì lòng trung thành sẽ càng cao.

12288 Chính sách của nhà nước trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt – kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc và một số hàm ý cho Việt Nam / ThS. Đặng Công Hoàn // Ngân hàng .- 2012 .- Số 24 tháng 12/2012 .- Tr. 9-15 .- 332.12

Tổng quan chung về quá trình phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Hàn Quốc. Hệ thống chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong từng giai đoạn phát triển dịch vụ thẻ tại Hàn Quốc. Một số hàm ý cho Việt Nam trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

12289 Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay / TS. Đào Minh Phúc, ThS. Lê Văn Hinh // Ngân hàng .- 2012 .- Số 24 tháng 12/2012 .- Tr. 20-25, 42. .- 332.12

Kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro đối với ngân hàng thương mại: những rủi ro và những yếu tố quyết định tính chất rủi ro đối với ngân hàng thương mại; kiểm soát nội bộ và tính chất mới của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng; một số đánh giá về công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Một số gợi ý đối với công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại.

12290 Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần – Đôi điều bàn luận và khuyến nghị / TS. Trần Công Hòa, ThS. Đỗ Thị Trà Linh // Ngân hàng .- 2012 .- Số 24 tháng 12/2012 .- Tr. 31-35. .- 332.12

Làm rõ thêm về xử lý rủi ro của ngân hàng và vấn đề chuyển vốn cho vay thành vốn góp cổ phẩn. Một số lưu ý khi xem xét chuyển vốn cho vay thành vốn góp cổ phần, nên hay không nên chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phẩn. Một số khuyến nghị đối với tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.