CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
981 Tác động của đổi mới sáng tạo mở đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp / Trịnh Thị Nhuần // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 93-96 .- 658

Bài báo khái quát các công trình nghiên cứu trước đây về tác động của đổi mới sáng tạo mở lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của những công trình trước cho thấy, đổi mới sáng tạo mở có tác động đáng kể và tích cực lên kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Từ những kết quả nghiên cứu này, các thảo luận và khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đã được đề xuất nhằm phát triển các định hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo mở đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

982 Ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đối với tính bao trùm tài chính / Nguyễn Minh Sáng // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 36-43 .- 332.12

Tính bao trùm tài chính đang là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế hiện đại. thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) xuất hiện như một công cụ tiềm năng để cách mạng hóa tính bao trùm tài chính. Bài viết khảo sát các tác động của CBDC đối với tính bao trùm tài chính. CBDC có thể giúp cải thiện tiếp cận dịch vụ tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng, tăng hiệu quả giao dịch và thúc đẩy giáo dục tài chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các vấn đề về an ninh mạng, quyền riêng tư và bất bình đẳng có thể nảy sinh. Để tối đa hóa lợi ích của CBDC, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan như chính phủ, ngân hàng trung ương, doanh nghiệp công nghệ và tổ chức phi chính phủ. CBDC mang đến cơ hội lớn cho bao trùm tài chính nếu được triển khai một cách thận trọng.

983 Điều kiện phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và một số đề xuất, kiến nghị / Nguyễn Thị Hải Bình, Vũ Văn Hoản, Lê Hồng Vân // .- 2023 .- Số 15 .- .- 332.12

Trong những năm qua, tiền kỹ thuật số trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu và thu hút sự chú ý đặc biệt của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước. Trong bối cảnh đó, các NHTW trên thế giới đang dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu và triển khai phát hành các loại tiền kỹ thuật số quốc gia của riêng họ (CBDC). Hầu hết các NHTW đều đã và đang tìm hiểu về CBDC, trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu kỹ các điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng phát hành như khung pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, quản lý giám sát,... để đảm bảo CBDC khi được phát hành có thể hòa chung vào dòng chảy tài chính mà không gặp sự cố đáng kể nào. Là một nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế - tài chính toàn cầu, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài sự vận động chung của thế giới. Chính vì vậy, những nghiên cứu bước đầu về các điều kiện tiên quyết để phát hành CBDC sẽ tạo nền tảng quan trọng cho cách tiếp cận và các bước đi tiếp theo của Việt Nam đối với đồng tiền hết sức mới mẻ này.

984 Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 50-57 .- 332.632

Sự phát triển của thị trường trái phiếu góp phần làm giảm áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng, nhất là vốn trung dài hạn cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý cho lĩnh vực này cũng ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu, cũng như việc thiếu kiểm tra chặt chẽ mục đích sử dụng tiền phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đang gây những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế, điển hình như vụ việc Tân Hoàng Minh. Bên cạnh đó là khả năng thanh toán thời gian tới của trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng đang đặt ra những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích và đánh giá dựa trên số liệu và tư liệu thứ cấp của một số cơ quan chức năng, làm rõ nội dung nói trên, đưa ra một số khuyến nghị có liên quan.

985 Mở rộng huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng hiện nay / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 58-65 .- 332.12

Bài viết này nghiên cứu tình hình huy động tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2023. Thông qua việc phân tích kết quả huy động tiền gửi của dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế tại các ngân hàng từ tháng 1 đến hết tháng 6/2023, bài viết chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến xu hướng biến động của các loại tiền gửi này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nội dung các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm thực hiện nhằm mở rộng huy động tiền gửi, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng của năm 2023 cũng như các năm tiếp theo.

986 Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa từ chính sách tín dụng ngân hàng / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 66-71 .- 332.12

Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, kinh tế tư nhân (trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)) là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Bài viết này nghiên cứu thực trạng phát triển của DNNVV, các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV trong thời gian qua, chỉ ra một số tồn tại của loại hình doanh nghiệp này, từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tạo động lực thúc đẩy phát triển DNNVV bền vững.

987 Kinh nghiệm quốc tế về quản lí nhà nước đối với thị trường tài chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 72-81 .- 332

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội theo những cách chưa từng có trước đây, theo cả bề rộng và chiều sâu, làm thay đổi căn bản hành vi của các cá nhân và cách vận hành của các doanh nghiệp, tổ chức. Quản lí nhà nước (QLNN) đối với thị trường tài chính cũng không nằm ngoài xu thế chịu tác động to lớn của CMCN 4.0. Thực tiễn quá trình hình thành các thị trường trên thế giới cho thấy, thị trường tài chính (TTTC) là một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Bài viết phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính của một số nước như Anh, Nhật Bản, EU, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính của Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0.

988 Xóa bỏ lao động trẻ em : từ nhận thức đến hành động trước bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa Tâm, Lâm Quang Thơ, Nguyễn Minh Diễm Quỳnh // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 31 - 33 .- 330

Bài viết chỉ ra những vưỡng mắc tại một số địa phương điển hình trên phạm vi cả nước trong xác định trách nhiệm của từng chủ thể. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hóa chủ phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

989 Hoàn thiện hoạt động quản lý vốn hỗ trợ cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Định / Hồ Thị Minh Phương, Lê Minh Sơn // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- .- 330

Để thực hiện mục tiêu đó Ngân hàng chính sách xã hội cần quản lý vốn hỗ trợ cho vay NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hợp đồng giúp việc thực hiện hỗ trợ cho vay diễn ra công khai, dân chủ, vốn vay sẽ đến đúng đối tượng và được sử dụng đúng mục đích và tang khả năng bảo toàn vốn.

990 Phát triển kinh tế huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) : thực trạng và giải pháp / Phạm Văn Chiến // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 46 - 48 .- 330

Huyện Hòa Vang đã từng bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ; xây dựng nông thôn mới hoàn thành sớm mục tiêu đề ra, nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phục vụ đô thị, du lịch. Địa phương đã quan tâm việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào các ngành, lĩnh vực.