CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
81 Đẩy mạnh sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất / Hoàng Thị Thu Lan // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 11-13 .- 332
Tài sản công nhà, đất là cơ sở vật chất quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau (thay đổi quy hoạch, thay đổi về tổ chức bộ máy, mô hình hoạt động, biên chế được giao…), nhu cầu sử dụng nhà, đất có sự biến động, đòi hỏi phải được rà soát, sắp xếp lại nhằm bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả nguồn lực này. Bài viết này đánh giá thực trạng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất từ năm 2007 đến nay, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trong thời gian tới.
82 Hoàn thiện chế độ quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý / Đỗ Thị Hằng // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 14-17 .- 332
Để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, quản lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Qua 6 năm, việc thực hiện Nghị định trên đã cho thấy những kết quả bước đầu, song cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được tháo gỡ để đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị.
83 Đổi mới cơ chế quản lý tài sản công, thúc đẩy thương mại hóa, ứng dụng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ / Nguyễn Thị Hà Giang // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 18-21 .- 332
Việc quản lý, xử lý tài sản hình thành thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thời gian vừa qua đã được các bộ, ngành, địa phương quan tâm và ngày càng chặt chẽ, dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, thực tiễn công tác này còn có sự lúng túng, tiến độ chậm, hiệu quả chưa cao, phát sinh vướng mắc, bất cập. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ chế quản lý tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của loại tài sản mang nhiều yếu tố đặc thù này. Vì vậy, đổi mới cơ chế quản lý tài sản công để thúc đẩy thương mại hóa, ứng dụng kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ là đòi hỏi bức thiết.
84 Hoàn thiện chính sách quản lý tài sản công tại các thiết chế văn hóa, thể thao / Trần Nguyễn Thiện // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 22-33 .- 332
Theo cách hiểu chung nhất, thiết chế văn hóa, thể thao là một tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao do Nhà nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong khuôn khổ pháp luật hoặc quy chế của ngành, đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, thể thao của người dân. Tổ chức này cần hội đủ các yếu tố: cơ sở vật chất - trang thiết bị - kinh phí; bộ máy tổ chức - nhân sự và quy chế - nội dung hoạt động. Tài sản công tại các thiết chế văn hóa, thể thao (cơ sở vật chất) là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của các thiết chế văn hóa, thể thao. Do vậy, việc hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng tài sản công sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao.
85 Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Lê Thu Hà // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 34-36 .- 330
Phát triển kinh tế số là xu thế tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Cùng với những kết quả quan trọng bước đầu, thực tiễn phát triển kinh tế số còn bộc lộ những hạn chế. Do vậy, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay là yêu cầu tất yếu. Bài viết nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
86 Phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy vai trò “trụ đỡ” kinh tế đất nước / Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 37 - 39 .- 330
Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng, đóng góp đáng kể vào GDP của một quốc gia. Việc phát triển kinh tế nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cả nước cũng như nền kinh tế. Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp đối với kinh tế - xã hội, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, thực tiễn cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục để phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp, phát huy vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế đất nước.
87 Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và giải pháp trong thời gian tới / Nguyễn Thị Kim Nguyên // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 40-43 .- 330
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tình hình xây dựng nông thôn mới của cả nước đã bám sát mục tiêu, gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nợ tiêu chí, hụt tiêu chí; chất lượng và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn nông thôn mới còn hạn chế. Điều này đòi hỏi cần phải có giải pháp thiết thực, nhằm đưa Chương trình đạt được mục tiêu đề ra, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
88 Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Thủy // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 44-46 .- 332.6
Sau hơn 35 năm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội ban hành, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thể hiện là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Trên cơ sở phân tích khái quát thực trạng thu hút nguồn vốn này trong 10 năm gần đây, bài viết này đánh giá những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
89 Tác động của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài đến chỉ số phát triển bền vững / Trần Văn Trung // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 47-50 .- 332.6
Bài viết nghiên cứu tác động của nhà đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến sự biến động của Chỉ số phát triển bền vững (VNSI). Nghiên cứu sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy (VAR), dữ liệu nghiên cứu là kết quả đóng theo tuần của VNSI và khối lượng giao dịch ròng, giá trị giao dịch ròng theo tuần của nhà đầu tư nước ngoài trong rổ VNSI. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài và sự biến động của VNSI tác động đến giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
90 Tài chính xanh và phát triển tài chính xanh tại Việt Nam / Võ Thị Hảo // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 51-54 .- 332
Phát triển tài chính xanh đang là một xu hướng trên thế giới, thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức tài chính, hệ thống tài chính của các quốc gia, khu vực. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam đang thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính xanh. Bài viết này khái quát về tài chính xanh, thực trạng phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.