CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
101 Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam / Đinh Thị Hương, Trần Văn Tran // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 95-98 .- 658.3

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên là chính sang nền kinh tế dựa trên tài nguyên tri thức với trụ cột là internet và kỹ thuật số. Nền kinh tế số ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó phát triển nguồn nhân lực số phải được chú trọng. Bài viết làm rõ khái niệm, các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam thông qua mô hình Kano – IPA, từ đó, đề xuất một số kiến nghị trong quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực số trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam.; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng, ngành Tài chính.

102 Thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững / Vương Thanh Tú // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 141-143 .- 330

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và sẵn sàng về nguồn nhân lực, mặt bằng, trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút nhiều dự án mới, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, chính vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ khắc phục để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này theo hướng bền vững

103 Quan hệ lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hà Nam / Nguyễn Thị Xuân // .- 2023 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 155-157 .- 658

Trong những năm gần đây, Hà Nam là một trong những tỉnh thu hút đầu tư lớn vào các khu công nghiệp. Hiện nay, tỉnh Hà Nam có 8 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 80%. Song song với sự phát triển khu công nghiệp, đó là hài hoà trong quan hệ lợi ích giữa các chủ thể. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở tỉnh Hà Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hài hoà quan hệ lợi ích giữa các chủ thể này.

104 Tác động từ đại dịch covid-19 đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Thừa Thiên Huế / Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- .- 332.01

Bài viết nghiên cứu tác động của COVID-19 đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã đề xuất sử dụng kết hợp 2 phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và phân tích bao dữ liệu (DEA) làm cơ sở để lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra với 5 biến được xác định là: Mức độ trang bị kỹ thuật/lao động, Chi nhân viên bình quân (đóng vai trò đầu vào), Thị phần tín dụng, % tăng lợi nhuận, % giảm tỷ lệ nợ xấu (đóng vai trò đầu ra). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn kết hợp sử dụng chỉ số Malmquist để đo lường thay đổi hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2017-2022, giai đoạn trước và trong đại dịch COVID-19. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đại dịch này đã có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

105 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử VCB Digibank của khách hàng cá nhân tại TP. Cần Thơ / Bùi Văn Trịnh, Ninh Thanh Tuyền // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 189-192 .- 332.04

Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử Vietcombank - VCB Digibank của khách hàng cá nhân tại TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố gồm: Hình ảnh nhà cung cấp, Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định sử dụng VCB Digibank; 2 nhân tố có tác động tiêu cực gồm: Cảm nhận rủi ro và Cảm nhận về chi phí. Dựa trên kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra giải pháp góp phần thúc đẩy khách hàng quyết định sử dụng VCB Digibank.

106 Ảnh hưởng của kiến thức tài chính đối với hành vi tài chính của thế hệ gen Z / Lê Ngọc Lưu Quang, Lê Hoàng Anh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 198-201 .- 332

Nghiên cứu này kiểm tra mối quan hệ giữa kiến thức tài chính và thái độ tài chính cũng như tác động của các biến này đến hành vi tài chính của thế hệ Gen Z trên địa bàn TP. Huế. Dữ liệu được thu thập từ mẫu gồm 150 đối tượng thông qua phương pháp khảo sát. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản và phân tích hồi quy bội. Nghiên cứu này làm phong phú thêm tài liệu bằng cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tài chính và đưa ra gợi ý để các đối tượng liên quan trong việc phát triển kiến thức tài chính tốt và hành vi tài chính của thế hệ Gen Z.

107 Xu hướng sử dụng nợ chính thống ở nhóm sinh viên thế hệ Z / Nguyễn Hoàng Ngọc, Lê Hương Thảo, Mai Xuân Phong, Phạm Mai Trang, Hoàng Thị Thảo Nguyên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 202-205 .- 332

Hiện nay, lĩnh vực tài chính đang phát triển nhanh chóng, việc tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng trẻ đối với việc sử dụng nợ chính thống là rất quan trọng, đặc biệt là sinh viên đại học thế hệ Z. Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu cách sử dụng nợ chính thống của sinh viên đại học thế hệ Z tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào tác động của độ nhạy cảm với nợ. Dữ liệu được thu thập từ mẫu gồm 406 câu trả lời hợp lệ cho thấy, những sinh viên có mức độ nhạy cảm với nợ cao và kiến thức tài chính phong phú lại có xu hướng tránh vay nợ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị dành cho cả sinh viên đại học thế hệ Z và các tổ chức tài chính để thích ứng với sự phát triển của lĩnh vực tài chính.

108 Giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hiền // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 218-220 .- 330

Năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tăng năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến để thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Tăng năng suất lao động đối với tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới trở nên quan trọng hơn khi các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, tài nguyên trở nên khan hiếm, nguồn lao động đang bị ảnh hưởng do xu thế già hóa dân số trong tương lai.

109 Tác động của phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến bất bình đẳng thu nhập: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hoài Thu // .- 2024 .- Số 324 - Tháng 06 .- Tr. 2-10 .- 330

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu cấp tỉnh trong giai đoạn 2012-2020 và mô hình tác động cố định để đánh giá tác động của phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Bằng cách xem xét phát triển ICT ở các địa phương thông qua các chỉ số khác nhau, kết quả cho thấy sự phát triển hạ tầng kỹ thuật ICT có tác động làm giảm chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân số giàu nhất và nghèo nhất. Tuy nhiên, mức độ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của khu vực công lại đang làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng cho thấy mức độ phát triển hạ tầng nhân lực xã hội có tác động đến bất bình đẳng thu nhập. Bên cạnh ảnh hưởng của phát triển ICT ở các địa phương, tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu ngành kinh tế cũng đang có tác động đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam.

110 Phát triển tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN / Phạm Thị Nga // .- 2024 .- Số 324 - Tháng 06 .- Tr. 11-18 .- 332.1

Kết quả phân tích mô hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát chỉ ra tác động tích cực của phát triển tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài lên phát triển kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số hàm ý lý thuyết và hàm ý chính sách giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên phát triển tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài.