CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
91 Thách thức cho phát triển hệ thống tài chính xanh tại Việt Nam / Ngô Hoàng Anh // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 55-57 .- 332

Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng góp phần giúp các quốc gia đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Tài chính xanh mang lại nhiều lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp như: khuyến khích phổ biến công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, tạo ra lợi thế so sánh và nâng cao triển vọng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, nhiều thách thức trong việc phát triển tài chính xanh cũng đã nảy sinh. Bài viết được thực hiện nhằm xem xét lại các cơ sở lý thuyết của tài chính xanh, thách thức trong quá trình phát triển tài chính tại Việt Nam, cũng như đưa ra một số khuyến nghị cho việc phát triển tài chính xanh ở Việt Nam.

92 Xu hướng đầu tư trái phiếu xanh ở Việt Nam và những khuyến nghị / Đỗ Thị Thơ, Lê Nguyễn Việt Anh, Đặng Tố Uyên, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Nguyễn Trọng Quyền // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 58-60 .- 332.63

Đầu tư trái phiếu xanh là đầu tư vào các dự án liên quan đến bảo vệ, phục hồi môi trường, phát triển bền vững với tăng trưởng xanh. Đây không phải là lĩnh vực mới trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, việc đầu tư trái phiếu xanh vẫn còn ở dạng thị trường sơ khai, ít nhà đầu tư quan tâm, bởi lợi nhuận thu được từ lĩnh vực này còn khiêm tốn, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài… Hiện nay, việc thu hút nhà đầu tư vào trái phiếu xanh đang được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nghiên cứu này chỉ ra xu hướng đầu tư trái phiếu xanh, kinh nghiệm phát triển trái phiếu xanh của một số quốc gia, từ đó rút ra các khuyến nghị hữu ích cho Việt Nam trong thời gian tới.

93 Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội và thách thức trong việc thực thi vai trò và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam / Nguyễn Thị Khánh Hồng, Bùi Thái Quang, Đỗ Huy Cường // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 61-65 .- 330

Kinh tế tuần hoàn hướng đến việc kéo dài vòng đời sản phẩm và giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bài viết này phân tích sự khác biệt giữa nền kinh tế tuyến tính truyền thống với nền kinh tế tuần hoàn, xác định vai trò của Hải quan và những thách thức trong nghiệp vụ Hải quan trong nền kinh tế tuần hoàn. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thực thi vai trò và nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong việc hỗ trợ thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo yêu cầu Chiến lược Phát triển Hải quan đến 2030 và Chiến lược Bảo vệ Môi trường quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2050.

94 Tác động của tài chính xanh đến lượng khí thải carbon trong mối tương quan với xây dựng xanh tại Việt Nam / Nguyễn Thị Diệu Chi, Phan Thị Khánh Ly, Phan Hoàng Vy, Bùi Hoàng Mai Linh, Nguyễn Thu Hà, Trần Đăng Trung // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 66-69. .- 332

Khí thải carbon có xu hướng ngày càng tăng cao gây nên biến đổi khí hậu, tổn hại đến sự phát triển chung của nền kinh tế, tạo ra sự mất cân bằng sinh thái, gây ra sự phát triển thiếu bền vững. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng, thách thức lớn đối với toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết này sử dụng dữ liệu từ năm 2004-2023 để xây dựng mô hình nghiên cứu với lĩnh vực xây dựng xanh làm điểm khởi đầu nhằm khám phá tác động của tài chính xanh đối với lượng khí thải carbon. Từ đó, bài viết đề xuất các khuyến nghị thúc đẩy phát triển tài chính xanh và xây dựng xanh tại Việt Nam với mục tiêu giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, góp phần hoàn thành lộ trình trung hòa carbon (net zero) vào năm 2050.

95 Vai trò của chính sách thuế với phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Trang Nhung // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 70-72 .- 336.2

Chính sách thuế có vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, làm gia tăng giá trị và hiệu quả của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu. Thời gian qua, chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu đã được quan tâm và tích cực triển khai. Bài viết này phân tích thực trạng và làm rõ hạn chế trong chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam, từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030.

96 Vai trò của thuế sử dụng đất nông nghiệp và những vấn đề đặt ra / Đào Thanh Phương // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 73-76. .- 336.2

Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp được ban hành từ năm 1993 thay thế sắc thuế nông nghiệp đã được thực hiện 30 năm. Trong khi nền kinh tế đã có nhiều thay đổi và phát triển mạnh mẽ, đồng thời quá trình cải cách hệ thống thuế cũng đã được thực hiện nhiều lần để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong từng giai đoạn thực tiễn thì đến nay Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp vẫn chưa được sửa đổi hay thay thế. Do đó, cần có sự nhìn nhận, đánh giá vai trò của chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp để có những đề xuất điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế trong thời gian tới đây.

97 Hiện đại hóa kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước, góp phần hình thành Kho bạc số / Lê Hùng Sơn, Lương Thị Hồng Thúy // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 77-80 .- 332

Thu ngân sách nhà nước là việc tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành Quỹ ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan đơn vị và đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất... đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, theo đúng chính sách chế độ của Nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì thế, việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Theo đó đẩy mạnh hiện đại hóa kiểm soát chi theo lộ trình cần được quan tâm toàn diện.

98 Xu hướng phát triển tài chính phi tập trung / Nguyễn Thị Thanh Hà // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 81-83 .- 332

Sự phát triển của công nghệ blockchain đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động tài chính toàn cầu. Từ những ý tưởng ban đầu tạo ra sổ cái phi tập trung và được nắm giữ giữa các cá nhân để đảm bảo tính minh bạch của thông tin đến sự lớn mạnh của mạng lưới blockchain 2.0, 3.0, 4.0 đã tạo ra vô số ứng dụng cần thiết cho cuộc sống. Một trong số đó là các ứng dụng dành cho tài chính hiện đại trong thời đại 4.0. Blockchain giờ đây không chỉ phục vụ việc chuyển tiền mà như một bộ phận thu nhỏ của ngân hàng thương mại. Đây là bước tiến quan trọng trong hình thành ngân hàng phi tập trung, không phụ thuộc vào tổ chức nào. Bài viết làm rõ mạng lưới blockchain, cách thức hoạt động của tài chính phi tập trung, những lợi ích, tồn tại và xu hướng phát triển, nguy cơ thay thế ngân hàng truyền thống.

99 Ứng dụng công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam / Nguyễn Vũ Thân // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 84-86 .- 332.12

Công nghệ tài chính (Fintech) được viết tắt từ Financial Technology là một thuật ngữ chung chỉ việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động, dịch vụ tài chính. Fintech mang đến những đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giúp cải thiện hiệu quả, tăng cường khả năng tiếp cận trong lĩnh vực tài chính. Bài viết đánh giá cơ hội của sự phát triển Fintech nói chung trên thế giới và tiềm năng phát triển Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam nói riêng, đồng thời, chỉ ra những thách thức phải đối mặt của các ngân hàng khi ứng dụng Fintech trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay.

100 Cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức khu vực công tại Việt Nam / Nguyễn Đức Quyền // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 87-90 .- 332

Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, có đề cập nội dung cải cách tiền lương bắt đầu áp dụng từ ngày 01/7/2024 đang được đánh giá cao với ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính sách này được kỳ vọng bảo đảm rằng thu nhập của cán bộ, công chức và viên chức được xác định phù hợp với vị trí công việc, đồng thời tối ưu hóa biên chế, cũng như sử dụng và quản lý đội ngũ nhân sự một cách hiệu quả.