CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
861 Xây dựng chính phủ kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bền vững tại Việt Nam / Nguyễn Thanh Quý // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 37-39 .- 330

Tại Việt Nam, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp đã và đang trở thành một phương châm hành động của toàn hệ thống chính trị. Do vậy, thời gian qua, việc xây dựng Chính phủ kiến tạo đã được đẩy mạnh. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển và mang tính cạnh tranh khu vực, quốc tế.

862 Mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Phan Thị Hằng Nga, Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 44-47 .- 330

Nghiên cứu này sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990-2021. Mô hình nghiên cứu cho kết quả có ý nghĩa thống kê đối với quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chính sách tài chính. Nghiên cứu này cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

863 Xây dựng thang đo tài chính toàn diện số / Nguyễn Thị Mỹ Điểm, Phạm Nguyễn Thanh Nhàn // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 51-54 .- 332

Tài chính toàn diện không chỉ giúp người dân được tiếp cận các dịch vụ tài chính mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển lĩnh vực tài chính tại mỗi quốc gia. Để đo lường chỉ số tài chính toàn diện, có thể sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính hai giai đoạn (PCA) hoặc phương pháp bình quân giản đơn Euclidean. Dựa trên nghiên cứu của Sarmar (2016), nhóm tác giả đã phát triển một chỉ số tài chính toàn diện gồm ba khía cạnh: Tiếp cận, Sự sẵn có và Sử dụng với sự kết hợp các chỉ số dịch vụ tài chính truyền thống và chuyển đổi số.

864 Bài học triển khai hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội / Vũ Thị Bích Liên, Trần Phương Ly // .- 2023 .- Số 812 .- Tr. 55-58 .- 330

Sau đại dịch COVID-19, tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng phải gánh chịu rất nhiều hậu quả nặng nề, nghiêm trọng. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2022, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm phục hồi kinh tế, trong đó phải kể đến chính sách hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, mặc dù các cơ quan Nhà nước đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt nhưng kết quả thực hiện vẫn còn rất thấp, chưa đạt được như kỳ vọng. Do đó, việc nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện, phân tích nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách này là cần thiết, qua đó giúp các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn sâu sắc, tổng thể khi thiết kế các chính sách tương tự trong tương lai.

866 Quản lý thuế trong bối cảnh chuyển đổi số tại CHDCND Lào / Vilakone Tommany // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 96 - 98 .- 658

Quản lý thuế là một lĩnh vực hàng đầu trong quản lý tài chính nhà nước, tác động trực tiếp đến thu ngân sách qua thuế nội địa và xuất, nhập khẩu. Chuyển đổi số trong quản lý thuế không chỉ giảm công việc xử lý dữ liệu, nhân lực và chi phí hành chính, mà còn tối ưu hóa hiệu suất quản lý thuế và đảm bảo nghĩa vụ thuế kịp thời, chính xác, thích ứng với thời gian thực. Bài viết đánh giá tình hình quản lý thuế dưới tác động của chuyển đổi số tại CHDCND Lào, từ đó, đề xuất khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và bền vững của công tác quản lý thuế.

867 Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Pháp / Nguyễn Thị Thu Hồng // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 103 - 105 .- 332

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang dần trở thành xu hướng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức ngày càng lớn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Với mục tiêu giảm 50% số lượng rác thải trước năm 2025, tận dụng tối đa phế phẩm, phế liệu để làm ra những sản phẩm mới, góp phần bảo vệ môi trường, Pháp đã quyết tâm đẩy nhanh kinh tế tuần hoàn. Bài viết trao đổi về kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Pháp trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.

868 Triển khai kinh tế tuần hoàn tại một số quốc gia trên thế giới / Phạm Ngọc Phong, Trần Thị Mỹ Liên // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 106 - 109 .- 332

Khái niệm kinh tế tuần hoàn đã thu hút được sự chú ý đáng kể trên toàn cầu như một cách tiếp cận bền vững để giải quyết những thách thức về cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Bài viết này nhằm mục đích khám phá kinh nghiệm thực hiện các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia trên thế giới. Bằng cách xem xét các nghiên cứu điển hình thành công và các bài học chính, nghiên cứu này tìm cách đưa ra các khuyến nghị thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam để nắm bắt thực tiễn triển khai kinh tế tuần hoàn và đóng góp cho sự phát triển bền vững.

869 Thể chế thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh tại một số địa phương và bài học cho tỉnh Hưng Yên / Nguyễn Lệ Hương // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 113 - 115 .- 332

Công nghiệp xanh dần trở thành xu thế phát triển trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng. Để phát triển công nghiệp xanh, tỉnh Hưng Yên ngày càng đề cao các hoạt động cắt giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu các tác động môi trường trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp xanh ở Hưng Yên mới chỉ ở điểm xuất phát. Qua nghiên cứu kinh nghiệm thể chế thúc đẩy công nghiệp.

870 Giải pháp phát triển cân bằng kinh tế, xã hội và môi trường tại tỉnh Nam Định / Võ Thị Hiệp // .- 2023 .- Số 809 .- Tr. 123 - 125 .- 332

Bài viết phân tích thực trạng phát triển bền vững ở tỉnh Nam Định, qua đó đề ra giải pháp giúp Tỉnh phát triển cân bằng cả về kinh tế, xã hội và môi trường.