CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
881 Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn Cảnh Hiệp, Vũ Trọng Hiệp // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 57 - 63 .- 332

Bài viết này nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian qua. Thông qua phân tích biển động về quy mô và tỷ trọng các nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ khi thành lập đến nay, bài viết chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế chủ yếu trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng này. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả khuyến nghị một số giải pháp cần thực hiện để mở rộng quy mô huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng chính sách ở Việt Nam trong thời gian tới.

882 Tác động của phát triển tài chính đến năng suất nông nghiệp các quốc gia Đông Nam Á / Nguyễn Đăng Hiễn, Phạm Thị Ngọc Sương, Đặng Thị Ngọc Thế // .- 2023 .- Số 316 - Tháng 10 .- Tr. 24-34 .- 658

Nghiên cứu tìm hiểu tác động của phát triển tài chính đến năng suất nông nghiệp các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1995-2019 bằng mô hình ước lượng trung gian (PMG). Bằng chứng từ nghiên cứu cho thấy tác động tích cực dài hạn từ phát triển tài chính đến năng suất nông nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á. Các yếu tố giải thích về thu nhập, lao động cũng góp phần gia tăng năng suất nông nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các hàm ý chính sách cũng được đưa ra nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp cho các nước Đông Nam Á thông qua phát triển tài chính.

883 Nhân tố ảnh hưởng đến sự bền vững tài chính của hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thủy // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 64 - 70 .- 332

Tự bền vững về tài chính (Financial Self-Sustainablity, viết tắt: FSS) là một trong những chỉ số quan trọng về phát triển bền vững của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi mô. Nghiên cửu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự bền vững tài chính của các tổ chức hoạt động tài chính vi mô (viết tắt là TCTCVM) và sử dụng số liệu của 24 TCTCVM từ năm 2016 đến năm 2021. Kết quả cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn và thu nhập có tác động tích cực đến FSS; đồng thời, tăng trưởng tin dụng, tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực đến FSS. Kết quả này phù hợp với đặc điểm hoạt động và lịch sử phát triển của các TCTCVM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2021. Thông qua kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đưa ra nhằm tăng tính bền vững tài chính của các TCTCVM Việt Nam và giúp các nhà quản lý nhận diện được tác động này để quản lý hoạt động của TCTCVM tốt hơn.

884 Fintech với khu vực nông thôn : kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Đỗ Hoài Linh, Cao Tiến Phúc, Nguyễn Minh Hòa // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 71 - 78 .- 332

Bài viết này nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thời gian qua. Thông qua phân tích biển động về quy mô và tỷ trọng các nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ khi thành lập đến nay, bài viết chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế chủ yếu trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng này. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả khuyến nghị một số giải pháp cần thực hiện để mở rộng quy mô huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng chính sách ở Việt Nam trong thời gian tới.

885 Một số nét về xu hướng "phân tách" công nghệ Mỹ - Trung / Bùi Thanh Tuấn // .- 2023 .- Sô 16 (625) .- Tr. 79 - 84 .- 332

Thời gian gần đây, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc ngày càng gay gắt, không chỉ về chính trị - ngoại giao mà mở rộng sang kinh tế, khoa học - công nghệ. Trong đó, cạnh tranh về khoa học - công nghệ Mỹ - Trung đã, đang và sẽ thúc đẩy xu hướng “phân tách” công nghệ, nhất là khả năng ứng dụng, tiếp cận công nghệ ở nhiều cấp độ. Điều này làm cho một số quốc gia sẽ chịu sự lệ thuộc về công nghệ nền tảng, dẫn đến sự phụ thuộc về kinh tế, quốc phòng, an ninh. Từ những nét cơ bản trong sự gia tăng cạnh tranh về nhằm thích ứng với sức ép “chọn bên” hay sự thu hẹp “không gian chiến lược” do xu hướng này tác động khoa học - công nghệ và xu hưởng “phân tách” công nghệ Mỹ - Trung Quốc, bài viết đưa ra hàm ý chính sách đến Việt Nam.

886 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang / Nguyễn Hồng Hà, Phạm Văn Tấn // .- 2023 .- K2 - Số 248 - Tháng 09 .- Tr. 9-12 .- 332.1

Dựa vào kết quả phân tích thực trạng, tác giả đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác qaunr lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian tới.

887 Quản lý huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam / Đoàn Thục Quyên // .- 2023 .- K2 - Số 248 - Tháng 09 .- Tr. 37-41 .- 332.12

Bài viết trình bày vai trò quan trọng của quản huy động vốn của các công ty chứng khoán. Thực trạng quản ý huy động vốn của các công ty chứng khoán. Các quy định pháp lý liên quan đến huy động vốn của các công ty chứng khoán. Một số khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam.

888 Tác động của xung đột giữa Nga – Ukraine với việc khơi thông vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam / Vương Quốc Thắng // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 158-162 .- 330

Xung đột Nga - Ukraine tác động sâu sắc đến kinh tế, tài chính thế giới. Trong đó, Việt Nam có thể hứng chịu ít nhiều tác động, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Trên cơ sở nhận diện xung đột Nga - Ukraine và tác động đối với thị trường Việt Nam cùng những rào cản đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, bài viết đề xuất giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn hiệu quả cho đối tượng doanh nghiệp này.

889 Tăng cường quản trị nhân lực ngành logistics để đáp ứng yêu cầu hội nhập, chuyển đổi số / Lã Thị Quỳnh Mai, Bùi Quỳnh Trang // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 163-166 .- 658.3

Quản trị nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Để đáp ứng được những thách thức và cơ hội mới, ngành logistics Việt Nam cần tăng cường quản trị nhân lực theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và linh hoạt. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị nhân lực ngành logistics của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.

890 Tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính phục vụ sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số / Nguyễn Thanh Huyền // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 166-169 .- 332

Vốn tín dụng là một phần của vốn tài chính, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sinh kế, hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết phân tích một số nguồn vốn tín dụng chính thức (cung cấp bởi các ngân hàng và các tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép hoạt động) là nguồn vốn phổ biến mà người dân tộc thiểu số có thể tiếp cận, có tác động tích cực tới việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi việc làm, từ đó đảm bảo sinh kế ổn định và nâng cao đời sống. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của dòng vốn này, bài viết đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất.