CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
711 Chính sách thuế môi trường tại các nước Châu Âu và khuyến nghị đối với Việt Nam / Trần Lương Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 24-34 .- 336.2
Chính sách thuế môi trường (hay còn gọi là thuế xanh, thuế sinh thái) là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống chính sách thuế gián thu của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia sử dụng thuế môi trường như một công cụ tài chính hữu hiệu nhằm hạn chế những hành vi gây tác động xấu đến môi trường để góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường. Bài viết khái quát kinh nghiệm của châu Âu trong việc áp dụng thuế môi trường và đưa ra khuyến nghị về việc hoàn thiện chính sách thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam.
712 Tối ưu hóa bài toán tăng trưởng kinh tế dưới tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Khắc Minh, Phạm Văn Khánh, Vũ Tuấn Anh, Bùi Tiến Sỹ // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 35-39 .- 330
Nghiên cứu này xây dựng các bài toán tối ưu cho khu vực doanh nghiệp, chính phủ và hộ gia đình trong việc sử dụng vốn, lao động, cũng như hàm ý chính sách để ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do khí hậu khắc nghiệt gây ra. Nhóm tác giả xét 3 bài toán tối ưu cho khu vực chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình trên cơ sở ràng buộc là các quan hệ kinh tế và lãi suất toàn cầu. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số phương trình hành vi và quỹ đạo vốn, lao động mà Chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình tuân theo để tối đa hóa mục tiêu.
713 Thúc đẩy liên kết vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam / Nguyễn Thị Luyến // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 40-42 .- 330
Thúc đẩy liên kết vùng luôn là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua. Đây là nội dung quan trọng được đề cập đến trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng như trong Kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn 2021-2025 và Chiến lược triển kinh tế - xã hội 2021-2030. Đặc biệt, những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 càng cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh liên kết vùng trong phục hồi phát triển kinh tế ở mỗi địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, dù có nhiều cải thiện, chất lượng và phạm vi hoạt động liên kết vùng còn chưa tương xứng với yêu cầu và bối cảnh phát triển.
714 Vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 43 - 45 .- 330
Bài viết này phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới.
715 Phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hải Yến // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 46-48 .- 330
Phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, vấn đề môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chính sách thuế bảo vệ môi trường được xác định là một công cụ kinh tế hiệu quả. Thời gian qua, thuế bảo vệ môi trường đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
716 Chính sách tín dụng ứng phó với biến đổi khí hậu tại một số nước / Nguyễn Quang Minh // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 53-56 .- 332
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của chính sách tín dụng ứng phó biến đổi khí hậu đến tăng trưởng kinh tế trên thế giới qua việc phân tích thực trạng mối quan hệ giữa các chính sách tín dụng, kênh truyền dẫn chính sách và biến đổi khí hậu tại các quốc gia; Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong triển khai chính sách tín dụng ứng phó biến đổi khí hậu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và rút ra bài học cho Việt Nam.
717 Giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp phát triển / Hà Thị Thúy Vân, Đàm Bích Hà // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 57-60 .- 332
Đại dịch COVID -19 đã ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế của các nước trên thế giới và Việt Nam gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ... Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách quan trọng đã được các bộ, ngành nghiên cứu ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền kịp thời ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Bài viết nghiên cứu thực trạng sử dụng các chính sách tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hậu COVID -19 và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến các chính sách đó.
718 Nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số / Võ Thị Yên Hà // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 61-64 .- 332
Bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong phân tích tài chính thông qua việc hợp lý hóa các quy trình, cải thiện độ chính xác và đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu sâu sắc hơn.
719 Hạn chế rủi ro tài chính trong quản trị doanh nghiệp / Ngô Thị Kiều Trang, Mai Thị Quỳnh Như // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 65-67 .- 332
Cải thiện thị phần và khả năng tạo doanh thu là phương pháp quan trọng nhất giúp doanh nghiệp tăng giá trị cho cổ đông và các bên liên quan. Để đạt được điều này, cần tận dụng những cơ hội sẵn có để nâng cao hiệu quả của tổ chức về mọi mặt, nhất là về tài chính và hoạt động. Trong bài viết này, nhóm tác giả xác định các rủi ro tài chính trong quản trị doanh nghiệp, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính trong quản trị doanh nghiệp.
720 Tác động của các yếu tố quản trị công ty đến chi phí vốn cổ phần trong doanh nghiệp phi tài chính / Nguyễn Văn Cường // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 68-72 .- 332
Nghiên cứu đánh giá tác động của các yếu tố quản trị công ty đến chi phí vốn cổ phần của 335 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015-2021. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp định giá tài sản vốn (CAPM) để ước lượng chi phí vốn cổ phần của doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy dữ liệu bảng theo S-GMM để đánh giá mối quan hệ tương quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố: tần suất các cuộc họp hội đồng quản trị, kiêm nhiệm chức danh; công bố thông tin; sở hữu hội đồng quản trị có tác động tiêu cực đến chi phí vốn cổ phần. Bên cạnh đó, số thành viên trong hội đồng quản trị, tính độc lập trong hội đồng quản trị, ủy ban kiểm tra và sở hữu cổ phần của cổ đông lớn không có quan hệ với chi phí vốn cổ phần.