CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
701 Thực trạng hoạt động mua, bán nợ tại ngân hàng thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện / Trần Linh Huân, Nguyễn Thị Kim Anh, Phạm Thị Hồng Tâm, Đỗ Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 10-17 .- 332.12
Hoạt động mua, bán nợ của ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đang dần hình thành như một sự cần thiết khách quan của phát triển nền kinh tế. Hoạt động mua, bán nợ là một lĩnh vực rất mới ở Việt Nam hiện nay, nhưng thực chất nó là một hoạt động kinh tế rất cơ bản trong các NHTM. Tuy nhiên, trong thời gian qua, thị trường mua, bán nợ vẫn chưa thực sự phát triển và thiếu sự cạnh tranh giữa các bên mua nợ, kinh nghiệm xử lí nợ chưa cao, chưa đáp ứng được kì vọng của thị trường với lượng nợ xấu cần xử lí rất lớn, điều này phần nào khiến cho nhu cầu mua, bán nợ của các NHTM có nợ xấu bị giảm, kìm hãm sự phát triển của thị trường mua, bán nợ của NHTM. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung làm rõ thực trạng, phân tích đánh giá một số quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động mua, bán nợ của NHTM, từ đó đưa ra một số định hướng, kiến nghị hoàn thiện cho việc phát triển hoạt động này tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
702 Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình và đề xuất một số giải pháp / Hứa Phi Yến // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 18-23 .- 332
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình, quy mô, mạng lưới hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã không ngừng được củng cố và phát triển, nhiều giải pháp đã được triển khai hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành, chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số đang tác động tới mọi mặt của nền kinh tế cũng như toàn xã hội, trong đó có ngành Ngân hàng nói chung, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu về công tác quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, ngân hàng cần được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD và góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
703 Hạn chế rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Lê Thị Ánh // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 24-29 .- 658
Do hạn chế kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương, cùng với đó là mong muốn xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không tìm hiểu kĩ đối tác và phương thức thanh toán phù hợp dẫn đến các rủi ro đáng tiếc. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề về phương thức thanh toán nhờ thu mà các doanh nghiệp Việt Nam hay sử dụng, qua đó đánh giá những hạn chế và đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
704 Hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang: Kết quả và một số giải pháp, khuyến nghị / Đoàn Ngọc Phả, Trần Trọng Triết // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 30-35 .- 332
Một trong những yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó có nhấn mạnh đến tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông thôn phát triển sản xuất, kinh doanh... Bài viết tập trung phân tích kết quả đạt được trong việc cho vay tín dụng nông nghiệp, nông thôn của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang, qua đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để vốn cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.
705 Thẩm quyền để xử lí ngân hàng đang đổ vỡ một cách nhanh chóng và kịp thời - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Tạ Quang Đôn // .- 2023 .- Số 24 - Tháng 12 .- Tr. 45-50 .- 340.3324
Trong năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều vụ sụp đổ của những ông lớn trong lĩnh vực ngân hàng, điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tính chất dễ đổ vỡ của ngân hàng. Việc một ngân hàng đổ vỡ thể hiện kỉ luật thị trường đối với những ngân hàng có hoạt động kinh doanh thiếu an toàn, lành mạnh nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và người gửi tiền. Do vậy, cơ quan quản lí nhà nước cần phải có những công cụ để hài hòa hóa mối quan hệ này, vừa tăng trách nhiệm của chủ sở hữu, cổ đông và người có liên quan của ngân hàng, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và chủ nợ của ngân hàng đó. Để làm được điều này, cơ quan quản lí cần có những thẩm quyền cho phép xử lí ngân hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm giúp cho các ngân hàng giải quyết được khó khăn trước mắt, không để cho tình trạng khó khăn của ngân hàng trở nên trầm trọng hơn. Bài viết làm rõ một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã xử lí đối với các ngân hàng lớn trong thời gian gần đây nhằm đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xử lí ngân hàng yếu kém.
706 Phát huy vai trò của thuế bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường / Lê Thị Loan, Đào Thanh Phương // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 6-9 .- 336.2
Phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, vấn đề môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia. Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chính sách thuế bảo vệ môi trường được xác định là một công cụ kinh tế hiệu quả. Thời gian qua, thuế bảo vệ môi trường đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
707 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thuế bảo vệ môi trường và định hướng cải cách / Đào Thanh Phương // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 9-11 .- 336.2
Cải cách thuế bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ, yêu cầu được đặt ra trong Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030 nhằm đưa chính sách thuế bảo vệ môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế và điều chỉnh, hoàn thiện thuế bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 cũng như phù hợp với những thay đổi căn bản trong từng giai đoạn thực tiễn của nền kinh tế. Dựa trên việc phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chính sách thuế bảo vệ môi trường, bài viết đề xuất định hướng cải cách thuế bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới.
708 Hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam / Lê Xuân Trường // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 12-16 .- 336.2
Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng để bảo vệ môi trường như: Hành chính, giáo dục, kinh tế. Tùy theo đặc điểm của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường mà sử dụng thuế hoặc phí bảo vệ môi trường cho phù hợp. Trong thực tiễn, chính sách phí bảo vệ môi trường của Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước. Bài viết này đánh giá thực trạng chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam, nhằm phát huy vai trò của phí bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
709 Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam / Mai Đình Lâm // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 17-20 .- 336.2
Chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững, góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế tài chính và cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước cho giai đoạn tới là một trong những nội dung quan trọng trong hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách trên trong thời gian tới.
710 Giải pháp hoàn thiện thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu / Tạ Xuân Tùng // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 21-23 .- 336.2
Xăng, dầu là mặt hàng chiến lược quan trọng, có tác động trực tiếp tới nhiều ngành sản xuất cũng như đời sống người dân. Sự biến động giá của các mặt hàng xăng dầu có ảnh hưởng đến lạm phát, sự ổn định kinh tế vĩ mô. Giá xăng dầu được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có thuế bảo vệ môi trường. Thời gian gần đây, trước sự biến động giá xăng, dầu thế giới, thuế bảo vệ môi trường được sử dụng là một công cụ thuế hữu hiệu trong việc điều tiết giá xăng dầu. Bài viết đánh giá tác động của thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu trong thời gian tới.