CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
731 Đào tạo đại học theo hướng chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế / Nguyễn Thế Bính // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 30-32 .- 330
Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, qua đó, chuyển đổi mô hình quản trị và tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng thông minh, đổi mới sáng tạo. Thực tiễn khẳng định, mức độ phát triển của nền kinh tế luôn gắn chặt với mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo. Trước bối cảnh đó, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đứng trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để thúc đẩy chuyển đổi số nền kinh tế. Để thực hiện được sứ mạng đó, các chương trình đào tạo cần được xây dựng với cấu trúc, nội dung theo hướng chuyển đổi số, đảm bảo cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng và mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm phù hợp, đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong xu thế chuyển đổi số hiện nay.
732 Đầu tư công nghệ thông tin và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Thanh Quang, Hồ Thủy Tiên // .- 2023 .- Số 815 - Tháng 12 .- Tr. 36-40 .- 332.04
Bài viết đánh giá tác động từ đầu tư công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam qua việc sử dụng mẫu quan sát gồm 25 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009 - 2022 và sử dụng phương pháp hồi quy System GMM. Để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhóm tác giả sử dụng chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư công nghệ thông tin tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
733 Dự báo rủi ro tài khóa tổng thể của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị / Tạ Văn Thắng, Lê Thị Tuyết Mai, Đào Thị Lan Anh // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 5-12 .- 332.1
Sử dụng hồi quy logistic trên ngôn ngữ lập trình Python kết quả cho thấy, khi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu thu từ thuế bảo vệ môi trường thực tế phát sinh tăng thêm một lượng bằng 0,1% dự toán tổng thu cân đối ngân sách so với dự toán, thì tỷ số chênh giữa xác suất xảy ra rủi ro tài khóa/xác suất không xảy ra rủi ro tài khóa tăng lên 1,4 lần, còn nếu thu từ đất đai thực tế phát sinh tăng thêm một lượng bằng 1% dự toán tổng thu cân đối ngân sách so với dự toán thì tỷ số chênh giữa xác suất xảy ra rủi ro tài khóa/xác suất không xảy ra rủi ro tài khóa giảm 0,6 lần tương đương nếu nguồn thu này giảm đi một lượng bằng 1% dự toán tổng thu cân đối ngân sách so với dự toán thì tỷ số chênh giữa xác suất xảy ra rủi ro tài khóa/xác suất không xảy ra rủi ro tài khóa tăng lên 1,54 lần.
734 Thúc đẩy tự chủ tài chính tại các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế / Hoàng Lan Phương, Nguyễn Thị Hồng Loan // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 13-17 .- 657
Bài viết phân tích các lý luận về tự chủ tài chính, thực trạng thực hiện tự chủ tài chính và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thực hiện tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
735 Giám sát tài chính an toàn vi mô đối với ngân hàng thương mại / Phạm Thị Quyên, Hoàng Thị Thu Hường, Nguyễn Vũ Anh Quân // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 18-22 .- 332.1
Trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian hoạt động trong thị trường tài chính. Ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân hàng thương mại có tác động chi phối đến tất cả các khu vực trong hệ thống tài chính. Vì vậy, cơ quan quản lý chức năng cần giám sát tài chính đối với ngân hàng thương mại để đảm bảo sự tuân thủ đúng, đủ các quy định về an toàn tài chính và kiểm soát rủi ro tài chính. Giám sát tài chính đối với ngân hàng thương mại (NHTM) bao gồm giám sát tài chính an toàn vi mô và giám sát tài chính an toàn vĩ mô. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chủ yếu bàn về về giám sát tài chính an toàn vi mô.
736 Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong trạng thái bình thường mới / Nguyễn Thanh Thảo // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 23-27 .- 657
Trên cơ sở phân tích về thực trạng hoạt động thương mại điện tử của Việt Nam; nghiên cứu chỉ ra 5 nhân tố thúc đẩy phát triển thương mại điện tử của Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời đưa ra 5 giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong trạng thái bình thường mới.
737 Kinh nghiệm kiểm toán nội bộ của một số ngân hàng thương mại nước ngoài và bài học thực tiễn / Trần Thị Như Quỳnh // .- 2023 .- K1 - Số 253 - Tháng 12 .- Tr. 88-91 .- 332.12
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết tổng hợp các kinh nghiệm thế giới về kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại; từ đó đưa ra các bài học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
738 Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Chung // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 3-10 .- 330
Bải viết nghiên cứu về sự cần thiết phải phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, nêu lên một số quan điểm về phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững như: khoa học, công nghệ lạc hậu, vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế, thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp. Từ đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị để gỡ bỏ các rào cản và thúc đẩy nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
739 Ảnh hưởng của việc sử dụng internet tới giảm nghèo đa chiều tại Việt Nam / TrầnThị Thanh Hương // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 11-19 .- 330
Nghiên cứu này sử dụng mô hình tác động cố định với dữ liệu thu thập từ Niên giám Thống kê 62 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Việt Nam để lượng hóa ảnh hưởng của việc sử dụng internet và các biển kiểm soát đến nghèo đa chiều. Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng internet góp phần quan trọng làm giảm nghèo đa chiều tại Việt Nam. Khi tăng số thuê bao internet trên 1.000 dân sẽ làm giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều. Từ kết quả thu được, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông đến giảm nghèo đa chiều.
740 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế của hộ nông dân / Phạm Hoàng Linh, Nguyễn Khánh Doanh // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 20-30 .- 330
Nghiên cứu này đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế của hộ nông dân trên cơ sở lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) kết hợp với mô hình cấu trúc tuyến tỉnh (SEM) với dữ liệu sơ cấp được lấy từ khảo sát hộ nông dân ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Theo kết quả nghiên cứu, nhận thức về tinh hữu ích và tỉnh dễ sử dụng của thông tin ảnh hưởng trực triếp; trong khi đó các rào cản giao tiếp - giáo dục, chuẩn mực nhận thức, thông tin hạ tầng - chính trị ảnh hưởng giản tiếp tới tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế của hộ nông dân. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức về tinh hữu ích và tính dễ sử dụng của thông tin. Ngoài ra, cần hạ thấp các rào cản để khuyến khích hộ nông dân tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế.