CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
621 Giá trị của vị thế thành phố trực thuộc Trung Ương / Lý Đại Hùng // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 14-26 .- 330

Bài viết này đánh giá vị thể thành phố trực thuộc Trung Ương theo ba chiều cạnh giả trị mang lại cho một địa phương, gồm: tốc độ hội tụ thu nhập với địa phương dẫn đầu cả nước, tiếp nhận dân cư thuần từ các địa phương khác và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bằng chứng thực nghiệm dựa trên mẫu số liệu gồm 63 địa phương trong giai đoạn 2010 - 2021 ghi nhận, vị thế thành phố trực thuộc trung ương thúc đẩy cả ba chiều cạnh kinh tế này tại một địa phương. Tuy nhiên, kết quả phân tích trường hợp điển hình cho vượt trội của một thành phố trực thuộc trung ương vẫn chưa đáng kể và chưa thực được sức lan tỏa ra các địa phương khu vực lân cận. Từ đó, bài viết hàm ý rằng, việc nhân rộng mô hình phát triển của thành phố trực thuộc trung ương để tạo ra cách làm phù hợp thực tiễn địa phương cũng quan trọng như việc đơn thuần tiếp nhận vị thế thành thấy, sự sự tạo phố trực thuộc trung ương.

622 Ảnh hưởng của đa dạng hóa đến sức cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam / Trần Thị Lan Anh, Bùi Thị Thu Loan // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 61-71 .- 332.04

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của đa dạng hóa tới sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cơ sở hồi quy dữ liệu mảng của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2021. Dù đa dạng hóa là một yêu cầu tất yếu đối với các ngân hàng thương mại khi các rào cản tài chính được dỡ bỏ, song đa dạng hóa hoạt động ngân hàng không phải lúc nào cũng đem lại những lợi ích kỳ vọng cho các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa dạng hóa hoạt động ngân hàng có thể làm giảm sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách.

623 Phát triển bền vững kinh tế ven biển Hàn Quốc : thực trạng phát triển, chính sách và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Tâm, Nguyễn Trung Đức, Vũ Văn // .- 2023 .- Số 12 (547) - Tháng 12 .- Tr. 111-120 .- 330

Bài viết này phân tích sự phát triển hiện tại của ngành kinh tế ven biển ở Hàn mạnh và sự phát triển bền vững kinh tế ven biển của quốc gia này. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập đến các bài học mà Việt Nam có thể học từ kinh nghiệm của Hàn Quốc để định hình chính sách phát triển kinh tế biển bền vững trong tương lai.

624 Tác động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến hoạt động ngân hàng / Đỗ Thị Thúy // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 52-57 .- 332

Với vai trò là chủ thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và là nhà đầu tư lớn trên thị trường, ngân hàng không chỉ hỗ trợ phân phối, bảo lãnh phát hành TPDN mà còn kiến tạo thanh khoản cho thị trường TPDN.... Bài viết làm rõ những lợi ích và rủi ro khi đầu tư TPDN, tác động của thị trường trải phiếu đến hoạt động ngân hàng, cũng như vai trò của ngân hàng trong phát triển thị trường TPDN. Từ đỏ, đề xuất một số giải pháp để NHTM tham gia thị trường TPDN hiệu quả và minh bạch hơn.

625 Bức tranh chung về cuộc đua tăng vốn trong ngành tài chính Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 58-61 .- 332

Là lĩnh vực có sự cạnh tranh lớn trên thị trường, ngành tài chính luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ dòng vốn trong và ngoài nước. Trong năm 2023, nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm đã gia tăng vốn điều lệ, làm nóng thêm cuộc đua tăng vốn trên thị trưởng tài chính Việt Nam. Bài viết cung cấp bức tranh tổng thể về tình hình tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, công ty chứng khoản và công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; đồng thời nêu lên một số kiến nghị về vấn đề này.

626 Thực tiễn phát triển ngân hàng xanh tại một số quốc gia và hàm ý đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Trang // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 58-61 .- 332.04

Một trong những chức năng chính của ngân hàng là hỗ trợ tài chính cho tất cả các ngành trọng điểm hay đại trà trong nền kinh tế. Để có một nền kinh tế phát triển, một "nền kinh tế xanh" bền vững trong tương lai, ngành Ngân hàng đã kết hợp tiêu chuẩn xanh vào các quyết định cho vay của mình, từ đó hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) không những thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp xây dựng một thế giới xanh, mang lại hiệu ứng tích cực đến môi trường sống. Bài viết trình bày về kinh nghiệm phát triển ngân hàng xanh của một số quốc gia trên thế giới, sau đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

627 Biến đổi khí hậu và chính sách tiền tệ / Nguyễn Hồng Nga // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 75-79 .- 332

Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi bản chất của lạm phát: lạm phát sẽ ngày càng bị chi phối bởi các củ sốc cung hơn là các củ sốc cầu. Điều này có nghĩa là, về lâu dài, mô hình chính sách tiền tệ chủ đạo - lạm phát mục tiêu - sẽ ngày càng mất đi tỉnh hiệu quả vốn có, các nhà kinh tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết. Bài viết phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến lạm phát và khuôn khổ chính sách tiền tệ; những lựa chọn khó khăn trong thực hiện cơ chế lạm phát mục tiêu để đối phó với các củ sốc khí hậu.

628 Nhìn lại bức tranh tài chính toàn cầu năm 2023 và xu hướng năm 2024 / Thu Ngân // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 80-84 .- 332

Năm 2023, diễn biến kinh tế, chính trị khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn đã tác động mạnh đến các điều kiện tài chính, thị trường chứng khoán, tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên thế giới. Tài chính toàn cầu năm 2023 đã chứng kiến nhiều diễn biến thiếu tích cực trong hơn nửa đầu năm trước khi có được những tín hiệu đảo ngược trong quý iv/2023. Trong đó, nổi bật là khủng hoảng ngân hàng xuất hiện tại mỹ và châu âu, các điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn, đồng đô la giảm giá và thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ.

629 Thị trường tài chính quốc tế : thực trạng và triển vọng / Vũ Xuân Thanh // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 85-91 .- 332

Sau hai năm sụt giảm trên các thị trường vốn, các thị trường chứng khoán năm 2023 tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, phản ánh môi trường kinh tế bất ổn, thị trường chao đảo, căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang. Bước sang năm 2024, với những thông tin tích cực về tình hình lạm phát, thị trường lạc quan hơn về triển vọng kinh tế, đem đến những hy vọng về tăng trưởng kinh tế sáng sủa hơn trên phạm vi toàn cầu.

630 Ba kịch bản về lạm phát toàn cầu / Nguyễn Đình Trung // .- 2024 .- Sô 01 (628) .- Tr. 92-95 .- 332

Giai đoạn lạm phát xảy ra ở tất cả các nước phát triển kể từ năm 2021 vẫn chưa kết thúc. Mặc dù tác dụng của các yếu tố thúc đẩy lạm phát gần như đã hết, nhưng nguy cơ đánh mất neo lạm phát và rơi vào bẫy lạm phát đình trệ vẫn còn. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lạm phát tăng đột biến như vậy? Đến thời điểm nào thì làn sóng lạm phát cuối cùng sẽ bị dập tắt và lãi suất sẽ giảm xuống mức lãi suất tự nhiên? Những kịch bản nào có thể xảy ra từ quan điểm trung hạn? Liệu cuộc khủng hoảng này có hậu quả lâu dài nào hay sau một vài năm nữa, các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quay trở lại như những gì chúng ta đã chứng kiến trong những năm 2010? Bài viết tập trung tìm hiểu về 3 kịch bản đối với lạm phát toàn cầu có thể xảy ra.