CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
631 Kỹ năng số của lực lượng lao động ở Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Vương Thị Hồng // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 4-6 .- 330
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cơ cấu việc làm trên toàn cầu đã và đang có xu hướng chuyển đổi sang tự động hóa, số hóa. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ về kỹ năng số của lực lượng lao động. Bài viết phân tích thực trạng về kỹ năng số của lực lượng lao động ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường kỹ năng số cho người lao động ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
632 Một số đánh giá về triển vọng nguồn cung năng lượng của Nga / Trần Đức Hiệp // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 22-24 .- 330
Hiện nay, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh phương Tây đối với Nga và việc Nga giảm cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu làm xáo trộn trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường năng lượng hóa thạch. Trong khi châu Âu có các lựa chọn thay thế nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga, vị thế cường quốc xuất khẩu nguyên liệu thô toàn cầu của Nga đang bị đe dọa. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, các biện pháp trừng phạt và cô lập ngày càng cứng rắn từ các thị trường phương Tây đối với Nga có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ngành năng lượng của Nga và tương lai của nước này với tư cách cường quốc nguyên liệu hóa thạch.
633 Nội dung tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng cường tiềm lực quốc phòng ở Việt Nam / Trịnh Xuân Việt // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 31-33 .- 330
Việc nghiên cứu hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đối với các mặt trong đời sống xã hội trong đó có quốc phòng ngày càng được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều viện nghiên cứu và nhiều nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do xuất phát điểm, góc độ tiếp cận, quan điểm ý thức hệ, mục tiêu nghiên cứu có những sự khác biệt nên các công trình nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động của nó mà các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu có sự khác nhau.
634 Mối quan hệ giữa kinh tế số và kinh tế xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay / Hồ Thị Hiền, Lê Thị Trang, Hoàng Thị Mai // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 37-39 .- 330
Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam cần chuẩn bị nền tảng kinh tế số và thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế đồng thời đảm bảo về môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế số gắn với sự phát triển bền vững là vấn đề quan trọng và rất được quan tâm trong thời gian vừa qua để nền kinh tế phát triển, tăng trưởng xanh. Kinh tế số gắn với kinh tế xanh trong doanh nghiệp sẽ góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, tạo sự phát triển bền vững bao gồm phát triển đồng đều cả về kinh tế, xã hội và đảm bảo về môi trường. Bài viết đánh giá mối quan hệ giữa kinh tế số và kinh tế xanh trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhằm hướng đến sự phát triển bền vững.
635 Vai trò của địa phương đối với thu hút đầu tư tư nhân / Nguyễn Thị Vân // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 52-54 .- 330
Thu hút vốn đầu tư giúp phát triển kinh tế tại các địa phương luôn là vấn đề quan tâm của chính quyên địa phương và các doanh nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của đặc điểm địa phương đến thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Hải Dương. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua phân tích 220 doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn. Thông qua mô hình EFA và hôi quy đa biển, nghiên cứu đã chỉ ra 4 nhóm đặc điểm của địa phương đêu ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đâu tư tư nhân đó là ưu đãi đâu tư, hỗ trợ của chính phủ, đào tạo kỹ năng và môi trường sống
636 Giải pháp ngăn ngừa chuyển đổi việc sử dụng dịch vụ ngân hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Dương Thuý Hà // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- Tr. 61-63 .- 332.04
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chuyển đổi của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc khảo sát thu thập dữ liệu từ 400 khách hàng có tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng khác nhau của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp nâng cao hiểu biết về mức độ ảnh hưởng của giá cả, uy tín, chất lượng dịch vụ, cạnh tranh quảng cáo hiệu quả, chuyển đổi không tự nguyện, khoảng cách và chi phí chuyển đổi ảnh hưởng đến hành vi chuyển đổi của khách hàng tại các ngân hằng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sẽ xác định những yếu tố quan trọng nhất và ít quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi chuyển đổi của khách hàng đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học đến hành vi chuyển đổi của khách hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
637 Đánh giá tác động của rủi ro tín dụng tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Thị Ngọc // .- 2024 .- K1 - Số 255 - Tháng 01 .- Tr. 9 - 13 .- 332.109597
Bài viết phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) dựa trên dữ liệu của 31 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến ROA của các ngân hàng thương mại. Từ đó, tác giả đưa ra khuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.
638 Mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội, mức độ nắm giữ tiền mặt và khả năng tài chính của các doanh nghiệp ở khu vực Châu Á / Hồ Thị Hải Ly // .- 2024 .- Số 319 - Tháng 01 .- Tr. 2-12 .- 332.1
Nghiên cứu này đánh giá tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp hoạt động ở các thị trường Châu Á trong giai đoạn 2002-2018. Sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng có kiểm soát tác động cố định của công ty, ngành và năm, kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp có mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội càng cao có xu hướng nắm giữ tiền mặt càng thấp. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rằng hạn chế tài chính cản trở đáng kể khả năng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp CSR đối mặt với tình trạng hạn chế tài chính có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với các doanh nghiệp CSR không gặp vấn đề về hạn chế tài chính.
639 Ứng dụng mô hình hồi quy không gian kiểm định hiện tượng hội tụ thu nhập ở một số nước ASEAN / Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hậu, Phan Thị Vân, Nguyễn Trần Thùy Dương, Nguyễn Trúc Quỳnh // .- 2024 .- Số 319 - Tháng 01 .- tR. 13-23 .- 658
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy không gian để kiểm định hiện tượng hội tụ trong thu nhập bình quân đầu người giữa 8 nước ASEAN trong 30 năm (1990 – 2020). Kết quả cho thấy có sự phụ thuộc không gian về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước, đồng thời tồn tại hiện tượng hội tụ trong thu nhập bình quân đầu người giữa các nước với tốc độ hội tụ tuyệt đối là 4,32% và tương đối là 8,69%. Trong đó, trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự chênh lệch thu nhập tương đối giữa các nước, yếu tố tiếp theo là thu nhập bình quân đầu người của thời kỳ trước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước đó.
640 Tác động của mức độ quan tâm đến công nghệ tài chính tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Hải Trung // .- 2024 .- Số 319 - Tháng 01 .- Tr. 24-33 .- 332.12
Bài viết đánh giá tác động của sự phát triển của công nghệ tài chính, được thể hiện qua mức độ quan tâm và tìm kiếm về Fintech trên Google, đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trên góc độ khả năng sinh lời. Sử dụng dữ liệu dạng bảng của 21 NHTM Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2022, tác giả chỉ ra rằng mức độ quan tâm tới Fintech có tác động tích cực tới khả năng sinh lời trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các NHTM. Khi đánh giá cụ thể về các công nghệ khác nhau, kết quả cho thấy mức độ quan tâm lớn hơn tới BigData, Blockchain và Cloud Computing có vai trò cải thiện khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, trong khi công nghệ P2P không có tác động rõ rệt tới. Dựa trên các kết quả định lượng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với cơ quan quản lý và các NHTM Việt Nam trong việc thúc đẩy sự phát triển của Fintech và ứng dụng Fintech trong hoạt động ngân hàng.