CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
541 Tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam / Vũ Chi Mai, Phạm Gia Khánh // .- 2024 .- Số 05 - Tháng 3 .- Tr. 28-37 .- 332
Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tài chính phi ngân hàng, đáp ứng vốn trung và dài hạn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... dưới hình thức thuê tài chính. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tác động của cho thuê tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 05 công ty cho thuê tài chính trực thuộc các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam, dữ liệu được thu thập theo từng quý từ quý /2020 đến quý /2022. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội thông qua phần mềm phân tích SPSS 22. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho thuê tài chính có tác động tích cực đối với hiệu quả hoạt động tài chính của các công ty cho thuê tài chính. Ngoài ra, các chỉ số tài chính khác được sử dụng trong nghiên cứu cũng có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty cho thuê tài chính thuộc hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thế, quy mỗ và lợi nhuận có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngược lại, dư nợ tín dụng gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh.
542 Tác động khủng hoảng tài chính và đại dịch Covid -19 đến tăng trưởng cho vay ngân hàng tại Việt Nam / Lợi Minh Thanh, Đặng Văn Dân // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 28-35 .- 332
Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính (financial crisis) và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (health crisis) đến tăng trưởng cho vay ngân hàng tại Việt Nam. Để hồi quy mô hình bảng động đề xuất, tác giả sử dụng công cụ ước lượng GMM hệ thống để đạt được kết quả hồi quy hiệu quả và kiểm soát nội sinh. Các ước lượng trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ 31 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng Việt Nam đã cắt giảm mạnh nguồn cung cho vay trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Trong khi đó, tăng trưởng cho vay trong giai đoạn nghiên cứu phản ứng không nhất quán với khủng hoàng tài chính. Nghiên cứu này sẽ bổ sung vào nhánh tài liệu về COVID-19 vốn đang rất phát triển hiện nay. Song song đó, đây là một trong những nghiên cứu hiếm hoi khảo sát đồng thời ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và bùng nổ đại dịch COVID-19 đến cho vay ngân hàng.
543 Khó khăn, vướng mắc khi triển khai thông tư 02/2023/TT-NHNN tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam / Phan Thị Hoàng Yến, Đào Mỹ Hằng, Trần Hải Yến // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 36-42 .- 332.04
Trong bối cảnh ngân hàng ngày càng đối mặt với sự phức tạp của thị trường và yêu cầu ngày càng cao về quản lý rủi ro, Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được đưa ra như một bước quan trọng nhằm tạo ra sự linh hoạt và bền vững trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng Thông tư này không đơn giản và đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Trong phạm vi bài viết, nhóm nghiên cứu tập trung vào phân tích thực trạng, khó khăn, thách thức mà các ngân hàng trên địa bàn TP Hà Nội đang gặp phải khi triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN, trong đó tập trung vào cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về những rào cản mà các ngân hàng phải đối mặt trong việc tuân thủ các quy định được nêu trong Thông tư.
544 Bức tranh của đồng Việt Nam sau những cú sốc kinh tế Việt Nam / Nguyễn Hoàng Nam // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 42-45 .- 330
Tính từ những năm cuối thế kỉ 20 đến nay, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều cú sốc kinh tế. Các củ sốc kinh tế có tác động đáng kể đến tiền tệ quốc gia, thể hiện qua những biến động giá của đồng tiền. Bài viết tập trung phân tích những biến động giá của đồng Việt Nam sau các cú sốc kinh tế. Thực tiễn cho thấy đồng tiền các quốc gia chịu tác động và có những thay đổi đáng kể, trong đó có Đồng Việt Nam. Qua đó, khẳng định xây dựng kế hoạch tiền tệ quốc gia là giải pháp quan trọng để ổn định tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong tương lai. Bài viết điểm lại những dấu mốc lịch sử về tiền tệ quốc gia của Việt Nam, những cú sốc kinh tế ảnh hưởng đến Việt Nam và biến động giá đồng Việt Nam thời gian qua.
545 Nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng chuyển đổi số ngân hàng / Lưu Phước Vẹn, Trần Thị Minh Khôi // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 46-51 .- 332.04
Chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng được xem là hệ quả tất yếu từ sự tác động của cuộc Cách mạng lần thứ tư (CMCN 4.0). Thông qua hoạt động chuyển đổi số, ngành Ngân hàng Việt Nam vừa có cơ hội để cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh, vừa gia tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Một trong những nhân tố cốt lõi quyết định sự thành công của CMCN 4.0 và chuyển đổi số của một số quốc gia nói chung, một tổ chức nói riêng chính là nhân tố con người. Vì vậy, vấn đề nâng cao Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Ngân hàng cần được đặc biệt quan tâm.
546 Thực trạng cơ chế pháp lý phát triển tiền điện tử và những khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Tấn Khoa // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 52-57 .- 332
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số hay mà hóa (sau đây gọi chung là tiền điện tử) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao dịch. Sự ra đời và phát triển của tiền điện tử được hình thành từ những năm 1990 và giao dịch thực tế bắt dầu vào năm 2010 cùng với sự ra đời của đồng Bitcoin. Kể từ đó, tiền điện tử đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia và có giá trị vốn hóa thị trường ngày càng lớn. Tại Việt Nam, việc sử dụng và giao dịch bằng tiền diện tử đang có xu hướng tăng lên mặc dù khuôn khổ pháp luật đối với loại tiền này chưa được hình thành. Bài viết tập trung làm rõ, phân tích thực trạng về cơ chế pháp lý đối với việc phát triển tiền điện tử tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện cơ phế pháp lý để thúc đẩy phát triển tiền điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
547 Tác động của công bố thông tin tới rủi ro hệ thống của các công ty niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đặng Anh Tuấn, Đinh Phạm Duy Long, Nguyễn Nam Anh, Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Phương Anh, Lê Thu Trang // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 58-65 .- 332
Nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ ngược chiều giữa mức độ công bố thông tin tới rủi ro hệ thống của công ty. Vì vậy, các công ty cần tích cực tăng cường công bố thông tin để giúp thông tin tới rủi roc ho nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu đưa ra hàm ý đối với các nhà quản lý và đầu tư nhằm tăng cường cung cấp thông tin, nâng cao tính minh bạch của hoạt động công ty niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
548 Ứng dụng blockchain trong các hoạt động logistics tại Việt Nam / Nhan Cẩm Trí // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 86 - 88 .- 332
Bài viết tìm hiểu những ứng dụng của công nghệ Blockchain vào hoạt động logistics qua phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu cho thấy, Blockchain đang được sử dụng nhiều trong hoạt động logistics như: truy xuất nguồn gốc hàng hóa, số hóa và giảm các bên trung gian trong chuỗi cung ứng, cải thiện bảo mật dữ liệu để chia sẻ thông tin tích hợp, hợp đồng thông minh. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu triển khai công nghệ này. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất giải pháp giúp các doanh nghiệp trong ngành gia tăng ứng dụng trong hoạt động logistics.
549 Chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam / Phạm Minh Thụy, Hoàng Thị Vân, Vũ Thị Đào // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 81 - 85 .- 332
Bài viết phân tích thực trạng và làm rõ hạn chế trong chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2023, từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách này.
550 Quản trị tri thức trong nền công nghiệp 4.0 / Hà Thị Thùy Trang, Trần Thị Thành // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 89 - 92 .- 332
Bài viết này đề cập đến sự ảnh hưởng của nền công nghiệp 4.0 đến quản trị tri thức dựa trên các khía cạnh như: Dữ liệu lớn, Internet vạn vật, Nhà máy thông minh và Hệ thống sản xuất không gian mạng thực - ảo, qua đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm gia tăng hiệu quả quản trị tri thức tại các doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.