CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
41 Tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Xuân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Tr. 42 - 50 .- 330

Từ năm 1945 đến nay, vấn đề phát triển thương hiệu quốc gia ở Nhật Bản luôn được đề cao và quá trình triển khai thực hiện thường gắn với các mục tiêu, phương thức cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Do đó, tiến trình này được duy trì cùng với những cải cách, đổi mới không ngừng và đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển thương hiệu quốc gia. Bài viết phân tích, đánh giá tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia ở Nhật Bản qua các giai đoạn khác nhau; từ đó đưa ra những gợi mở hữu ích cho Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển thương hiệu quốc gia ở hiện tại và tương lai.

42 Những đóng góp nổi bật của Tập đoàn Samsung, Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam / Đoàn Thị Trà Thu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 32 - 41 .- 330

Samsung là một tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc, hoạt động ở nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam là một địa bàn trọng điểm. Từ năm 2008 đến nay, Samsung đã mở nhiều nhà máy lớn ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất điện thoại, máy vi tính cũng như nhiều thiết bị điện tử khác. Là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, với số vốn lên tới hàng chục tỷ USD, thu hút hàng chục nghìn lao động, Samsung đã góp phần quan trọng làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên nói riêng, trên phạm vi toàn quốc nói chung.

43 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã ở Hàn Quốc / Tống Thùy Linh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 39 - 48 .- 330

Là một trong bốn câu phần của tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Hàn Quốc. Trải qua hơn 120 năm phát triển, hợp tác xã Hàn Quốc ngày càng vững mạnh. Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) là một trong những lực lượng nòng cốt của Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA). Theo dữ liệu của Đo lường giá trị hợp tác xã trên toàn cầu (World Cooperative Monitor) do ICA thực hiện năm 2018, tính theo doanh thu (USD), NACF xếp hạng 11 trong tổng số 300 hợp tác xã và tổ chức tương hỗ lớn nhất. Dựa trên nguồn số liệu từ các báo cáo của các cơ quan Hàn Quốc và tổ chức quốc tế, tác giả bài viết* * mong muốn cung cấp bức tranh tổng thể về hợp tác xã thông qua làm rõ khái niệm, loại hình, cơ sở pháp lý cũng như quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã ở Hàn Quốc.

44 Tình hình chính trị - kinh tế của Mông Cổ năm 2021 / Trương Phan Thanh Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 20-27 .- 330

Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến chính trị - kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mông cổ. Trong năm 2021, chính trị Mông cổ cũng có biến đổi lớn với cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6 năm 2021, kinh tế nước này mặc dù có khởi sắc nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết trình bày một số nét về tình hình chính trị - kinh tế của Mông cổ trong năm 2021.

45 Nghiên cứu tác động của chiến lược đa dạng hóa địa lý tới rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Nhật Minh // .- 2025 .- Số kỳ 1 tháng 03 .- Tr. 39 - 43 .- 332.04

Bài viết phân tích tác động của chiến lược đa dạng hóa địa lý đến rủi ro của các ngân hàng thương Việt Nam trong giai đoạn 2008-2023. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng từ 25 ngân hàng thương mại Việt Nam và áp dụng phương pháp GMM hai bước cùng phương pháp hồi quy phân vị. Kết quả cho thấy chiến lược đa dạng hóa địa lý giúp nâng cao an toàn và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu. Đông thời, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và quản lý ngân hàng, khuyến khích việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa địa lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

46 Tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế Malaysia và triển vọng phục hồi / Trần Thị Lan Hương, Lê Lan Anh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2025 .- Số 8 .- Tr.14 - 25 .- 330

Sự bùng phát của một loại virus mới được gọi tên SARS-CoV-2, xuất hiện vào năm 2019, được Tổ chức Y tế Thê' giới xác định là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 đã buộc các chính phủ trên thế giới phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Đối với các nước đang phát triển, vốn có khả năng tài chính hạn chế, phải đối mặt với thách thức không chỉ trong việc đáp ứng các nguồn lực để ứng phó với đại dịch mà còn phải đối phó với những hậu quả nặng nề mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế, xã hội của quốc gia bị ảnh hưởng. Malaysia củng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch toàn cầu này. Để ứng phó với mỗi đợt bùng phát dịch, Chính phủ Malaysia đã ban hành các biện pháp nhằm kiểm soát tốc độ lây lan củng như tập trung phục hồi lại nền kinh tế trong và sau đại dịch. Bài viết đảnh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế Malaysia dựa trên việc phân tích các biến động chỉ số cơ bản của nền kinh tế; đán h giá tính hiệu quả của các giải pháp cứu trợ nền kinh tế; qua đó đưa ra một số nhận xét về triển vọng phục hồi nền kinh tế Malaysia sau đại dịch.

47 Những biểu hiện giao lưu văn hóa giữa La Mã và một số quốc gia Đông Nam Á (thế kỷ I - thế kỷ V) / Lưu Trang, Trương Bảo Nhi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 .- Tr. 14 - 25 .- 306.09

Sự bùng phát của một loại virus mới được gọi tên SARS-CoV-2, xuất hiện vào năm 2019, được Tổ chức Y tế Thê' giới xác định là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 đã buộc các chính phủ trên thế giới phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus. Đối với các nước đang phát triển, vốn có khả năng tài chính hạn chế, phải đối mặt với thách thức không chỉ trong việc đáp ứng các nguồn lực để ứng phó với đại dịch mà còn phải đối phó với những hậu quả nặng nề mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế, xã hội của quốc gia bị ảnh hưởng. Malaysia củng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch toàn cầu này. Để ứng phó với mỗi đợt bùng phát dịch, Chính phủ Malaysia đã ban hành các biện pháp nhằm kiểm soát tốc độ lây lan củng như tập trung phục hồi lại nền kinh tế trong và sau đại dịch. Bài viết đảnh giá tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế Malaysia dựa trên việc phân tích các biến động chỉ số cơ bản của nền kinh tế; đán h giá tính hiệu quả của các giải pháp cứu trợ nền kinh tế; qua đó đưa ra một số nhận xét về triển vọng phục hồi nền kinh tế Malaysia sau đại dịch.

48 Mô hình tác động của tín dụng ngân hàng đến thất nghiệp tại các quốc gia ASEAN : tiếp cận theo Bayes / Bùi Ngọc Toản // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 1 - Số 283 - Tháng 03 .- Tr. 89 - 92 .- 332.024

Ohân tích tác động của tín dụng ngân hàng đến tỷ lệ thất nghiệp tại các quốc gia ASEAN. Đối với phương pháp ước lượng, tác giả ước lượng mô hình theo phương pháp Bayes. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng ngân hàng có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp tại các quốc gia ASEAN, xác suất xảy ra tác động này gần như là chắc chắn. Hơn nữa, các phát hiện của bài nghiên cứu này còn chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thất nghiệp, trong khi các biến kiểm soát khác (như: lạm phát, độ mở thương mại và tăng trưởng dân số) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thất nghiệp. Điều đáng chú ý của bài nghiên cứu này là xác định được xác suất xảy ra tác động của tín dụng ngân hàng và các biến kiểm soát đến tỷ lệ thất nghiệp, thay vì chỉ tập trung vào mức độ tác động của các biến trong mô hình như hầu hết các nghiên cứu trước. Những phát hiện trong bài nghiên cứu này là cơ sở tin cậy để các quốc gia ASEAN có thể xác định được các chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy tín dụng ngân hàng gắn với làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

49 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại và bài học cho Vietcombank / Nguyễn Hữu Khoa // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 89 - 92 .- 332.04

Bài viết nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại 2 ngân hàng lớn tại Việt Nam là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) từ đó rút bài học cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có thể áp dụng.

50 Thực tiễn triển khai tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam : một số khuyến nghị / Vũ Mai Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Kỳ 2 tháng 02 (số 282) .- Tr. 68 - 72 .- 332.024

Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích dữ liệu tín dụng xanh, kết hợp với lý thuyết kinh tế, để đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế ít cacbon, hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai.