CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
31 Tác động của chi tiêu và đặc điểm hộ gia đình đến thực phẩm tiêu thụ tại Việt Nam năm 2022 / Trịnh Thị Hường // .- 2024 .- Số 321 - Tháng 03 .- Tr. 20-30 .- 330

Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của chi tiêu, trình độ giáo dục và yếu tố vùng miền đến tiêu thụ thực phẩm tại hộ gia đình, góp phần đảm bảo các chính sách an sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.

32 Chênh lệch về tiền lương do việc làm không phù hợp với trình độ của người lao động tốt nghiệp đại học ở Việt Nam / Vũ Thị Bích Ngọc, Khúc Thế Anh, Trần Quang Tuyến // .- 2024 .- Số 321 - Tháng 03 .- Tr. 31-40 .- 330

Nghiên cứu này phân tích chênh lệch thu nhập của người lao động có bằng đại học làm việc đúng trình độ và người làm việc thừa trình độ. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ bộ số liệu Điều tra lao động việc làm năm 2019 và năm 2022. Chúng tôi sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder thực hiện phân tách mức chênh lệch về thu nhập của người lao động làm việc đúng trình độ và thừa trình độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người làm việc thừa trình độ bị thiệt hại đáng kể về thu nhập so với người làm việc đúng trình độ. Nguyên nhân đến từ đặc điểm của người lao động, môi trường làm việc và tác động tương tác của cả hai yếu tố trên. Một số hàm ý chính sách cũng được chúng tôi đưa ra nhằm thu hẹp khoảng cách này.

33 Mối quan hệ giữa FDI, toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xanh và khí thải CO2 tại Việt Nam / Trần Văn Hưng // .- 2024 .- Số 321 - Tháng 03 .- Tr. 41-51 .- 332

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của FDI, toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng xanh đến lượng khí thải CO2 ở Việt Nam giai đoạn 1998-2022 bằng phân tích wavelet. Kết quả chỉ ra rằng FDI, GG và GLO tác động tích cực đến chất lượng môi trường ở các tần số và thời gian khác nhau. Đặc biệt, trong ngắn hạn và trung hạn, GDP ảnh hưởng tích cực đến lượng khí thải CO2, trong khi đó chúng lại ảnh hưởng tiêu cực đến lượng khí thải CO2 trong dài hạn. Nhìn chung phân tích wavelet cho thấy GLO, GG và FDI không cải thiện môi trường ở Việt Nam trong ngắn hạn. Vì vậy, Chính phủ nên cung cấp các biện pháp khuyến khích tăng trưởng xanh, toàn cầu hóa để tăng dòng vốn FDI sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất.

34 Tác động của độ mở kinh tế đến phát triển kinh tế Việt Nam / Lê Nguyễn Diệu Anh // .- 2024 .- Số 321 - Tháng 03 .- Tr. 52-62 .- 330

Bài viết nghiên cứu tác động của độ mở kinh tế đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2022 bằng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL. Nguồn dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới và Trading Economics… Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, độ mở kinh tế có tác động tích cực đến phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị gợi mở hàm ý chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam, tận dụng các lợi thế quốc gia, điều tiết thương mại nội địa góp phần ổn định và phát triển thị trường trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển, định hướng ưu tiên FDI theo các tiêu chí xanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.

35 Giám sát thị trường tài chính, ngân hàng - chủ động cảnh báo và hạn chế rủi ro trong tình hình mới / Vũ Nhữ Thăng // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 3-8 .- 332.12

Tình trạng sở hữu chéo, sở hữu có tính chất thao túng trong hệ thống ngân hàng; rủi ro từ thì trường bất động sản lan truyền sang thị trường trái phiếu doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng; tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng liên tục gia tăng và ngày càng phức tạp về phương thức cũng như thủ đoạn; khoảng trống pháp lí về quản lí, giám sát các công ty sở hữu tài chính; …

36 Về hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp / Lê Thị Ánh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 126-130 .- 658

Phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng các thông tin từ báo cáo tài chính và các thông tin liên quan để thực hiện các chỉ tiêu phân tích để từ đó đánh giá chính xác sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự hạn chế về dữ liệu phân tích cũng như chưa có quy định bắt buộc về việc công bố các chỉ tiêu phân tích nên hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp của các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin còn tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết này nghiên cứu một số hạn chế của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước để hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp.

37 Ảnh hưởng của Hiệp định RCEP đến Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Châu Giang // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 170-172 .- 327

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực là hiệp định thương mại tự do ký giữa 10 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 05 nước đối tác bên ngoài ASEAN, bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Thực tế cho thấy, khi Hiệp định này đi vào thực thi, bản đồ xuất - nhập khẩu thế giới đã thay đổi đáng kể, ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế, trong đó có Trung Quốc. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giúp Trung Quốc mở rộng không gian thị trường xuất khẩu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhập khẩu tiêu dùng trong nước, qua đó duy trì ổn định thương mại đối ngoại và đầu tư nước ngoài. Bài viết trao đổi về những tác động mà Hiệp định này mang lại đối với nền kinh tế, doanh nghiệp của Trung Quốc, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

38 Các nhân tố tác động đến áp dụng IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng / Trần Thị Thùy // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 173-176 .- 658

Trong các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, thông tin về doanh thu luôn là thông tin quan trọng đối với người lập và người sử dụng thông tin. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình 5 bước ghi nhận doanh thu và các hướng dẫn trình bày thông tin doanh thu trên báo cáo tài chính tuân thủ theo IFRS 15 phản ánh hiệu quả hoạt động, tình hình tài chính đúng bản chất giao dịch và thông tin doanh thu trở lên minh bạch hơn với nhà đầu tư. Tuy nhiên, để áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết sử dụng phương pháp định tính, rà soát các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 15 bao gồm: hệ thống pháp luật, quy mô công ty, tiếp cận vốn nước ngoài, kết quả của hoạt động kiểm toán, sự tồn tại của thị trường tài chính và trình độ và năng lực của kế toán. Bài viết có thể tham khảo để xây dựng mô hình nghiên cứu tại các nước đang trong quá trình triển khai áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế nói chung và áp dụng IFRS 15 nói riêng.

39 Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên trong các ngân hàng tại TP. Cần Thơ / Hà Quang Đào, Bùi Văn Trịnh, Trần Thị Xuân Yến // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 194-196 .- 332.12

Hồi quy là phương pháp được sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến thu nhập của nhân viên các ngân hàng trên địa bàn TP. Cần Thơ. Các nhân tố đưa vào mô hình là học vấn, hôn nhân, giới tính, kinh nghiệm, vốn xã hội, hiệu suất làm việc, vị trí công việc và quy mô ngân hàng. Trong đó, hiệu suất làm việc là nhân tố có mức độ tác động mạnh nhất.

40 Trách nhiệm xã hội tác động đến lòng trung thành khách hàng tại các Ngân hàng thương mại ở Nghệ An / Bành Thị Thảo, Hoàng Thị Việt, Lê Thị Trà Giang // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 157-161 .- 332.04

Nghiên cứu kiểm định tác động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới lòng trung thành của khách hàng thông qua khảo sát 250 khách hàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kết quả cho thấy, trách nhiệm xã hội của các ngân hàngthương mại tác động gián tiếp đến lòng trung thành của khách hàng thông qua 4 hệ quả: Cảm xúc khách hàng, Sự hài lòng của khách hàng, Niềm tin của khách hàng và Nhận dạng ngân hàng của khách hàng. Trách nhiệm xã hội tác động mạnh nhất đến nhận dạng khách hàng và lòng trung thành của khách hàng bị tác động mạnh nhất bởi sự hài lòng của khách hàng.