CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
21 Ứng dụng mô hình ARDL trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hiên, Lê Mai Trang, Trần Thị Khánh Linh, Nguyễn Thị Nguyệt, Phí Thị Lữ, Bùi Thị Linh Chi, Bùi Thị Minh Nguyệt // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 28-32 .- 332.63
Nghiên cứu sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag - ARDL) kết hợp với phương pháp kiểm định đường bao (Bound test) làm cơ sở xác định tác động dài hạn, sau đó dùng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để phân tích tác động ngắn hạn, tiếp đến kiểm định độ phù hợp và xử lý các vi phạm có thể gặp phải của mô hình. Kết quả phân tích cho thấy lạm phát và lãi suất có tác động tiêu cực đến quyết định và cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn.
22 Xu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính - Nhìn từ góc độ thể chế pháp lý và những vấn đề đặt ra / Nguyễn Văn Hiệu // .- 2024 .- K1 - Số 265 - Tháng 6 .- Tr. 5-9 .- 332.63
Bài viết này hệ thống hoá và làm rõ các mô hình tích hợp dịch vụ tài chính diễn ra ở giai đoạn đầu (tích hợp cấu trúc thể chế) làm nền tảng cho quá trình tích hợp sản phẩm và dịch vụ ở mức độ cao hơn (sẽ được đề cập trong một dịp khác). Bài viết được kết cấu thành 2 phần: khái niệm và các mức độ tích hợp các dịch vụ tài chính; Những lợi ích tiềm năng, thách thức và những rủi ro tiềm ẩn của xu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính.
23 Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của thị trường chứng khoán Việt Nam / Vũ Chí Dũng // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 15-17 .- 330
Thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế Việt Nam theo hướng carbon thấp và nâng cao khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu, thông qua nỗ lực huy động nguồn vốn xanh. Tại Việt Nam, thúc đẩy tài chính xanh và tài chính bền vững là ưu tiên dài hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Việc chủ động xây dựng một Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cho lĩnh vực chứng khoán trong giai đoạn mới là hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững của Chiến lược quốc gia, tiến tới xây dựng một khuôn khổ định hướng về tài chính xanh và các sản phẩm tài chính xanh cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
24 Xây dựng chính phủ kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bền vững tại Việt Nam / Nguyễn Thanh Quý // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 37-39 .- 330
Tại Việt Nam, xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp đã và đang trở thành một phương châm hành động của toàn hệ thống chính trị. Do vậy, thời gian qua, việc xây dựng Chính phủ kiến tạo đã được đẩy mạnh. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển và mang tính cạnh tranh khu vực, quốc tế.
25 Hàm ý chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam / Nguyễn Nam Hải // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 37-39 .- 330
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như: biến đổi khí hậu, môi trường bị đe dọa và tài nguyên thiếu hụt, phát triển kinh tế tuần hoàn đã trở thành một phần quan trọng của các chiến lược phát triển ở mỗi quốc gia. Trong thời kỳ toàn cầu hóa và biến đổi, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng về tốc độ phát triển kinh tế và dân số, đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức về tài nguyên thiếu hụt và ô nhiễm môi trường. Áp dụng kinh tế tuần hoàn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy và hành động của cả Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm xây dựng một tương lai mà tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và đảm bảo sự phát triển đúng hướng và bền vững.
26 Mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam / Phan Thị Hằng Nga, Lê Thị Thúy Hằng // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 44-47 .- 330
Nghiên cứu này sử dụng mô hình VECM để kiểm định mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990-2021. Mô hình nghiên cứu cho kết quả có ý nghĩa thống kê đối với quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố chính sách tài chính. Nghiên cứu này cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài chính và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
27 Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam / Kim Hương Trang, Từ Lê Mai, Phan Thị Huyền Anh, Nguyễn Văn Hiệp, Đoàn Thị Phương Ly, Mạc Thị Thanh Vân // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 3-8 .- 332
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng của phát triển tài chính, tham nhũng địa phương và bất bình đẳng thu nhập tại 53 tỉnh, thành Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các tỉnh, thành từ các nguồn thứ cấp trong 7 năm không liên tục, từ năm 2014 đến năm 2022. Thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính và tổng hợp so sánh, nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi của phát triển tài chính, tham nhũng địa phương và bất bình đẳng thu nhập, đồng thời, ghi nhận tác động cùng chiều của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập và ảnh hưởng của tham nhũng địa phương đến mối quan hệ này. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương trong tương lai cho các tỉnh, thành nói riêng và Việt Nam nói chung.
28 Chuyển đổi số trong quản lí tài chính cá nhân tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 29-33 .- 332
Bài viết nghiên cứu sơ lược về quản lí tài chính cá nhân và triển vọng, thực tiễn cũng như thách thức phát triển dịch vụ tài chính cá nhân trên nền tảng số tại các ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đối mặt với các thách thức hiện có của các ngân hàng Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã, đang và sẽ có những dịch vụ trên nền tảng số, nổi bật là tích hợp dịch vụ trong ứng dụng mobile của ngân hàng dành cho cá nhân.
29 Đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 / Trương Thị Hoài Linh // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 20-28 .- 332
Phân tích và đánh giá thực trạng an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 trên các khía cạnh gồm an toàn vốn, thanh khoản và chất lượng tài sản. Qua phân tích và đánh giá, bài viết đưa ra một số giải pháp đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam và kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cùng các cơ quan quản lí nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
30 Đánh giá tác động của tín dụng xanh đối với hoạt động của cacs ngan hàng thương mại qua chỉ số ROA / Đào Thị Lành, Hồ Ngọc Tú // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 34-38 .- 332
Nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để đánh giá tác động của tín dụng xanh đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) qua chỉ số tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng xanh cho các NHTM Việt Nam.