CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
451 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng chuyển đổi số cho quỹ tín dụng nhân dân / Lê Thị Thanh Huyền // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 81 – 83 .- 332
Bài viết này nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực quỹ tín dụng nhân dân và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của quỹ tín dụng nhân dân nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số.
452 Về phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Việt Nam / Lê Vũ Thanh Tâm // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 84 – 87 .- 332
Bài viết phân tích thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam cùng những vấn đề đặt ra hiện nay, từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng mô hình sản xuất này, thúc đẩy phát triển bền vững nền nông nghiệp trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam hiện nay mặc dù nội hàm kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp chưa đầy đủ và đúng nghĩa, song một số mô hình gần với kinh tế tuần hoàn đã và đang xuất hiện, tạo tiềm năng cho kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp phát triển.
453 Phát triển kinh tế tập thể ở Thừa Thiên Huế / Nguyễn Hữu Lợi, Nguyễn Thị Hoài Phương // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 34-36 .- 330
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó; Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể; kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Từ khóa: Phát triển kinh tế, kinh tế thị trường, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác
454 Chính sách xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của chính quyền tỉnh Nghệ An : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thế Thắng, Đào Quang Thắng // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 64-66 .- 330
Bài viết nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của chính quyền tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chính sách này một cách đầy đủ, nhanh, đồng bộ, chất lượng, bền vững, hiệu quả, góp phần vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tại địa phương.
455 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội / Nguyễn Ngọc Ân // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 120-123 .- 332.12
Thực hiện chức năng luân chuyển vốn, hoạt động tín dụng tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, tác động trực tiếp đến hiệu quả và sự ổn định trong kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng tạo ra những rủi ro nhất định cho ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19. Bài viết phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và đề xuất định hướng giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
456 Cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam / Bùi Đan Thanh, Bùi Anh Thư // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 124-126 .- 332
Bài viết này áp dụng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (Feasible Generalized Least Squares -FGLS) để xác nhận mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của 31 doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022. Kết quả này cho thấy cần phải điều chỉnh cấu trúc vốn để tối ưu hóa quá trình sản xuất. Các biện pháp được đề xuất bao gồm tối ưu hóa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay, cũng như tăng cường quản lý rủi ro và đầu tư vào công nghệ tiên tiến.
457 Đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới nền tài chính thông minh / Nguyễn Hồng Đoàn // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 6 - 8 .- 332
Chính phủ số, cùng với kinh tế số và xã hội số tạo thành 03 trụ cột trong một quốc gia số. Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt \Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030\. Đến nay Chính phủ số. Sau Chính phủ số, Chính phủ sẽ tiến tới Chính phủ thông minh, trong đó Chính phủ cung cấp các dịch vụ đổi mới sáng tạo, sử dụng các công nghệ số để đưa ra các phân tích, dự báo phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách tự động. Với vai trò là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Chính phủ về các hoạt động quản lý tài chính - ngân sách, Bộ Tài chính đã cơ bản thực hiện có hiệu quả và thành công các nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, hình thành Bộ Tài chính số nhằm hướng tới Bộ Tài chính thông minh.
458 Ngành thuế nỗ lực chuyển đổi số một cách toàn diện / Nguyễn Quang Tiến // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 12 - 14 .- 332
Chuyển đổi số là sự thay đổi toàn diện mô hình và cách thức vận hành các hoạt động của nền kinh tế nói chung và mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nói riêng, gắn với việc số hóa và ứng dụng kỹ thuật số, công nghệ mới để tối ưu hóa mọi hoạt động của đời sống con người và quản lý xã hội. Để theo kịp xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu cũng như định hướng, chiến lược chuyển đổi số quốc gia, ngành Thuế đã, đang và sẽ tập trung mọi nguồn lực để triển khai các giải pháp tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, hướng tới xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản là thể chế, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp.
459 Kinh nghiệm triển khai tài chính số tại Hàn Quốc và Nhật Bản / Nguyễn Trung Hiếu // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 19 - 21 .- 332
Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm triển khai tài chính số tại 2 quốc gia tiêu biểu trên, từ đó, rút ra bài học chuyển đổi số cho ngành Tài chính Việt Nam.
460 Xu hướng giám sát dịch vụ tài chính số trên thế giới và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / Lưu Ánh Nguyệt, Nguyễn Lê Đức // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 22 - 25 .- 332
Bài báo này trình bày về xu hướng và chiến lược trong việc giám sát dịch vụ tài chính số, nhằm nâng cao tính minh bạch, an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Một số xu hướng quan trọng bao gồm hoàn thiện các quy định quản lý và giám sát đối với dịch vụ tài chính số, ứng dụng công nghệ suptech trong giám sát tài chính số, nâng cấp mô hình giám sát tài chính.