CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
301 Thúc đẩy tín dụng liên kết bền vững đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và phát triển bền vững ở Việt Nam / Chu Thị Thanh Tú, Chu Thị Hoàng Oanh // .- 2024 .- Số 07 - Tháng 4 .- Tr. 27 – 33 .- 332
Do nhu cầu tài chính phục vụ cho quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp ngày càng cao nên thị trường tín dụng liên kết bền vững toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cần nhanh chóng thúc đẩy và mở rộng hoạt động cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ở đa dạng ngành, nghề thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về xây dựng, thực thi chính sách tín dụng liên kết bền vững để góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện cam kết Net-Zero Carbon và chiến lược phát triển bền vững tại Việt Nam.
302 Thực thi chính sách tín dụng nông thôn - Kinh nghiệm của Brazi / Nhất Thanh // .- 2024 .- Số 07 - Tháng 4 .- Tr. 45 – 50 .- 332
Chính sách tín dụng nông thôn (tín dụng nông thôn) ở Brazil là các chương trình cho vay nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, năng suất và đầu tư; nâng cao thu nhập của các trang trại và doanh nghiệp; nâng cao mức sống của người dân nông thôn. Đây là một trong các công cụ chính sách thuộc chính sách nông nghiệp của Brazil. Bài viết thông qua việc đánh giá kết quả thực thi chính sách tín dụng nông thôn của Brazil, từ đó đưa ra một số kinh nghiệm và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam trong việc điều hành chính sách nông nghiệp đạt các mục tiêu bền vững trong tương lai về phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nông thôn.
303 Mối quan hệ giữa sự phát triển của thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh tế đối ngoại - Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam / Phạm Chí Quang // .- 2024 .- Số 08 - Tháng 4 .- Tr. 3 – 13 .- 332
Cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu, những năm gần đây, theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã không ngừng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế đang ngày một diễn ra mạnh mẽ tại hầu hết các quốc gia trên thế giới và chuỗi cung ứng toàn cầu đang ngày càng mở rộng đòi hỏi sự kết nối giữa các nền kinh tế. Xu hướng phát triển này đã tạo nên một thị trường ngoại tệ (TTNT) quốc tế ngày càng rộng lớn, đa dạng và phức tạp. Thêm vào đó, với sự phát triển của công nghệ 4.0 khiến cho các hoạt động giao dịch ngoại tệ xuyên biên giới ngày càng phức tạp, tinh vi và khó kiểm soát, các sản phẩm ngoại tệ trở nên đa dạng, dưới nhiều hình thức.
304 Tác động của tài chính toàn diện đến ổn định tài chính - Một số khuyến nghị cho Việt Nam / Ngô Minh Thu Trang // .- 2024 .- Số 08 - Tháng 4 .- Tr. 14 – 20 .- 332
Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia, góp phần thúc đẩy và mở rộng khả năng tiếp cận tài chính của dân số, qua đó khuyến khích tiết kiệm và đầu tư đối với hộ gia đình và doanh nghiệp, tạo cơ hội phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và thu nhập, góp phần hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính. Tài chính toàn diện cũng trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia tại Việt Nam (theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng năm 2030). Ở một khía cạnh khác, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008 đã khiến ngân hàng trung ương các nước chú trọng hơn đến việc đảm bảo ổn định tài chính nhằm phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm bớt các cú sốc và rủi ro hệ thống, góp phần hỗ trợ nền kinh tế phát triển bền vững. Bài viết này thực hiện nghiên cứu, phân tích những tác động của tài chính toàn diện đến ổn định tài chính, qua đó gợi ý một số giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
305 Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại ngân hàng thương mại theo định hướng rủi ro bằng mô hình định lượng / Lâm Thị Hồng Hoa, Lê Hữu Nghĩa,Trương Văn Tuấn, Vũ Văn Đạt // .- 2024 .- Số 08 - Tháng 4 .- Tr. 21 – 30 .- 332
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định yếu tố tác động chính gây ra các rủi ro trọng yếu trong ngân hàng thương mại (NHTM) (đo bằng lỗi) dẫn đến tổn thất trong kinh doanh (mức độ thiệt hại quy ra bằng tiền). Nghiên cứu sử dụng mô hình tối ưu hóa tuyến tính theo dữ liệu nội bộ phát sinh tại từng đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán theo định hướng rủi ro. Bên cạnh đó, để tránh bỏ sót rủi ro, nghiên cứu tiếp tục sử dụng phương pháp cho điểm (scoring) dựa trên cơ sở ý kiến chuyên gia kiểm toán. Mục tiêu của nghiên cứu hướng đến cung cấp phương pháp thực hiện mang tính khoa học, khách quan nhằm đáp ứng các yêu cầu về lập kế hoạch kiểm toán nội bộ (KTNB) của các NHTM theo quy định hiện hành.
306 Tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 08 - Tháng 4 .- Tr. 31 – 35 .- 332
Một mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng là tìm kiếm lợi ích cho cổ đông. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại (NHTM) cũng là một nhân tố hình thành các hoạt động xã hội với những cá nhân và tổ chức liên quan, tạo nên mối liên kết với các chủ thể trong nền kinh tế. Tại Việt Nam, Nhà nước đã có quy định và đề ra bộ tiêu chí để đăng kí trách nhiệm xã hội (CSR) đối với ngân hàng theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010. Điều này thúc đẩy các ngân hàng thực hiện hoạt động CSR và có khung báo cáo nhất quán về kết quả hoạt động này. Nhờ vậy, hoạt động tìm hiểu về ý nghĩa của CSR nói chung và CSR đối với ngành Ngân hàng nói riêng sẽ có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc thực hiện CSR tại các NHTM còn tồn tại nhiều bất cập. Nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng và đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường thực hiện CSR tại các NHTM Việt Nam.
307 Thực tiễn thi hành về sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và một số đề xuất / Đỗ Mạnh Phương // .- 2024 .- Số 08 - Tháng 4 .- Tr. 36 – 41 .- 332
Bài viết nghiên cứu, đánh giá quy định của pháp luật và quy chế nội bộ của Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) về hoạt động cho vay hỗ trợ từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ bảo toàn) và thực tiễn thi hành từ thời điểm thành lập năm 2014 đến nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hỗ trợ từ Quỹ bảo toàn.
308 Thực trạng tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Thị Diễm // .- 2024 .- Số 08 - Tháng 4 .- Tr. 44 – 47 .- 332
Tín dụng chính sách xã hội là một chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời cũng là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới. Đây là chính sách hết sức thiết thực, hiệu quả, đã thực sự đi vào cuộc sống và được người dân đồng tình ủng hộ. Bài viết trình bày thực trạng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong Đề án cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
309 Mô hình ảnh hưởng từ phong cách lãnh đạo đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại doanh nghiệp / Nguyễn Ngọc Hưng // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 127-130 .- 658
Nghiên cứu tổng quát các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự hài lòng công việc của nhân viên tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên. Trong đó, phong cách lãnh đạo chuyển đổi và giao dịch có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng công việc và phong cách lãnh đạo bị động tự do có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng công việc của nhân viên. Từ kết quả nghiên cứu, các thảo luận và hàm ý quản trị được đưa ra nhằm nâng cao sự hài lòng công việc của nhân viên tại doanh nghiệp thông qua ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo.
310 Nghiên cứu thực hành trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam / Võ Thị Vân Na // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 131-133 .- 658
Bài viết này hướng đến nghiên cứu thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam. Khảo sát, phân tích dựa trên mẫu của 72 doanh nghiệp thủy sản ở Việt Nam, kết quả thu về được 65 phiếu. Kết quả nghiên cứu định tính trên đối tượng là nhà quản lý, điều hành quản trị doanh nghiệp chế biến thủy sản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản cho thấy, trong mẫu nghiên cứu đều có thực hiện CSR, nhưng chưa đồng đều, trên nhiều mức độ khác nhau. Các bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường đã được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện minh chứng cho sự cam kết phát triển lâu dài của đơn vị.