CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
181 Quản lý nhà nước về thu hút vốn FDI tại Bình Dương / Phan Thị Cúc, Nguyễn Thị Tuyết Nhung // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 203-206 .- 332

Bình Dương là địa phương quản lý nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bài viết phân tích thực trạng thực hiện chính sách quản lý nhà nước về thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua đó, đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước trong thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương: (1) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hiệu quả đến hoàn thiện môi trường đầu tư; (2) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hấp dẫn đối với thu hút FDI; (3) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến đầu tư nước ngoài.

182 Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa sau đại dịch COVID -19 tại tỉnh Vĩnh Long / Đặng Thị Ngọc Lan, Huỳnh Minh Đoàn // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 207-210 .- 332.12

Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Long sau đại dịch COVID -19. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng Nhà nước, Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2019 – 2023. Kết quả phân tích cho thấy, dư nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có xu hướng giảm vào năm 2023. Bên cạnh đó, về phía các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng gặp nhiều khó khăn khi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn... Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa sau dịch COVID-19 tại tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

183 Khám phá năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Hồng Nguyệt, Nguyễn Thị Đức Bình // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 211-213 .- 658

Xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khám phá các yếu tố của năng lực động và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các bên liên quan đặc biệt là các nhà quản trị và quản lý trong khu vực.

184 Hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Thị Phương Hồng // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 214-218 .- 336.2

Thông qua việc nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu này xem xét các doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau thì có sự khác biệt về hành vi tuân thủ thuế bắt buộc hay không. Tác giả đã sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA một yếu tố) để kiểm định sự khác biệt của các đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh chính, thời gian hoạt động, quy mô doanh nghiệp và kiểm toán báo cáo tài chính đối với hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của doanh nghiệp. Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt về đặc điểm doanh nghiệp đến hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

185 Nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân tỉnh An Giang / Lưu Thị Thái Tâm // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 219-221 .- 368

Nghiên cứu này phân tích các nhân tố tác động đến ý định mua bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tại An Giang. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 227 người dân đang sinh sống tại huyện Long Xuyên, tỉnh An Giang, kết quả phân tích tìm thấy các nhân tố gồm nhận thức tính hữu ích của bảo hiểm y tế tự nguyện, sự hiểu biết về bảo hiểm y tế tự nguyện, thái độ đối với bảo hiểm y tế tự nguyện và chuẩn chủ quan tác động thuận chiều với ý định mua bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân An Giang. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm gia tăng sự tham gia bảo hiểm y tế của người dân.

186 Nâng cao năng lực quản trị trong các hợp tác xã tại tỉnh An Giang / Trần Thị Hằng Ni // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 222-224 .- 658

An Giang là tỉnh nông nghiệp lớn, có số lượng hợp tác xã chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các hợp tác xã ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tỷ lệ kết quả các hợp tác xã ở tỉnh An Giang đạt loại “Trung bình- yếu kém” khá nhiều. Nhiều hợp tác xã đang trong giai đoạn chờ giải thể do năng lực lãnh đạo của Ban Giám đốc yếu và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong 2 năm gần đây sau đại dịch COVID-19. Trong rất nhiều giải pháp phát triển toàn diện cần triển khai trong thời gian tới, có một giải pháp để cải thiện kết quả kinh doanh của các hợp tác xã ở tỉnh An Giang là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo của Ban Giám đốc.

187 Kiến thức tài chính và những tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của sinh viên / Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Tú Linh, Nguyễn Thị Ngọc Lan // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 225-229 .- 332.632

Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của kiến thức tài chính tới quyết định đầu tư chứng khoán của sinh viên trên địa bàn Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lĩnh vực tài chính ở bậc đại học. Kết quả nghiên cứu sử dụng phương pháp nhân tố khám phá (EFA) cho thấy, các nhân tố kiến thức chuyên ngành, thái độ tài chính, mức chấp nhận rủi ro, thông tin kinh tế - xã hội có tác động thuận chiều tới ý định sử dụng của khách hàng, trong khi đó các nhân tố kiến thức cơ sở và tâm lý đầu tư không có ý nghĩa thống kê.

188 Tác động từ quảng cáo “Tẩy xanh” đến ý định tiêu dùng xanh của thế hệ trẻ / Đỗ Thị Hải Ninh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 230-233 .- 658.8

Quảng cáo xanh ngày càng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không ít trường hợp quảng cáo khẳng định sản phẩm xanh và đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường, nhưng thực tế lại không đúng như vậy và hiện tượng này được gọi là tẩy xanh. Nghiên cứu này tìm hiểu về nhận thức “tẩy xanh” ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng sản phẩm xanh của giới trẻ. Thông qua lý thuyết hành động hợp lý, nghiên cứu này kiểm chứng ảnh hưởng của tẩy xanh tới thái độ của người tiêu dùng đối với việc tiêu dùng các sản phẩm mang tính chất bền vững. Mẫu nghiên cứu gồm 352 người được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy, quảng cáo tẩy xanh có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng trẻ. Hơn thế nữa, thái độ đối với bền vững và cảm giác bị phản bội của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới ý định tiếp tục mua của người tiêu dùng trẻ.

189 Giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp tại Việt Nam / Đặng Phương Linh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 234-236 .- 658.562

Năng suất chất lượng được coi là một trong những vấn đề sống còn của nền kinh tế. Việc thúc đẩy năng suất là nền tảng, động lực giúp kinh tế mỗi quốc gia phát triển. Đối với hoạt động của doanh nghiệp, năng suất chất lượng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bài viết trao đổi về hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

190 Hoàn thiện chất lượng báo cáo tài chính trong bối cảnh kinh tế số / Bùi Đan Thanh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 118-121 .- 332

Thông qua dữ liệu từ 23 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2022, bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tỷ lệ vốn ngoại làm tăng rủi ro của các ngân hàng thương mại. Điều này hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách cần có những chính sách chặt chẽ hơn đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng trước khi xem xét tăng trần tỷ lệ vốn ngoại tại các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện quy mô ngân hàng có xu hướng làm giảm sự lành mạnh của các ngân hàng thương mại, trong khi các yếu tố khác bao gồm tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động không rõ nét. Đối với các yếu tố vĩ mô thì tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện sự ổn định của hệ thống trong khi lạm phát có tác động tương đối mờ nhạt đối với rủi ro ngân hàng.