CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
131 Đầu tư phát triển thiết chế văn hóa, thể thao của Việt Nam / Dương Thị Tân, Đoàn Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 64-67 .- 330
Thiết chế văn hóa, thể thao là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa, thể thao của Nhân dân, góp phần quan trọng hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích thực trạng đầu tư phát triển thiết chế văn hóa, thể thao của Việt Nam trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thiết thực để tháo gỡ cơ chế và thu hút thêm đầu tư vào lĩnh vực này trong những năm tới.
132 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc / Đoàn Thị Trang, Lưu Minh Ngọc, Lê Thị Kim Nhung // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 68-70 .- 330
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 07 tỉnh và thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm của sự giao lưu giữa vùng Tây Bắc với vùng Đông Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung, giữa các tỉnh phía Bắc với các tỉnh phía Nam. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc là cửa ngõ vào - ra của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, là nơi tập trung các tuyến đường, bến cảng hướng ra biển. Đặc biệt, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Đây là khu vực có những lợi thế, tiềm năng nổi trội để phát triển kinh tế du lịch.
133 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực chế biến, hướng đến phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam / Bùi Thị Xuân Hương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 79-82 .- 330
Cà phê là một trong những loại thức uống được yêu thích trên thế giới và ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình chế biến cà phê hiện nay tạo ra một lượnglớn nguyên liệu bị thải bỏ gây lãng phí và đang gây ra một số vấn đề môi trường nghiêm trọng. Do vậy, phát triển kinh tế tuần hoàn với mục tiêu tập trung vào ba khía cạnh chính: Tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải từ quá trình chế biến cà phê chính là nhằm tối ưu hóa nguồn nguyên liệu, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh, góp phần bảo vệ môi trường và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành cà phê.
134 Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro và năng lực chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư cá nhân với hợp đồng tương lai / Nguyễn Thị Đoan Trang // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 86-88 .- 332
Hợp đồng tương lai là 1 trong 4 loại chứng khoán phái sinh được quan tâm do mang những đặc điểm để trở thành sản phẩm đầu tiên được hoạt động nhằm phòng vệ rủi ro trên thị trường chứng khoán cơ sở. Các nhà đầu tư cá nhân tham gia đầu tư Hợp đồng tương lai phải đối mặt với những rủi ro từ các yếu tố khách quan trên thị trường và rủi ro từ chủ quan từ chính bản thân nhà đầu tư.
135 Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại ngân hàng BIDV / Tôn Thất Viên // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 89-92 .- 332.04
Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô, làm cho cường độ phát thải carbon của nước ta ảnh hưởng đến môi trường một cách trầm trọng. Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế là vấn đề cấp thiết. Bài viết đánh giá kết quả thực hiện và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên cơ sở sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát khách hàng doanh nghiệp với 127 phiếu hợp lệ.
136 Tác động của đầu tư xanh và số hóa đến tăng trưởng xanh tại các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương / Ngô Thị Phương Trang, Phạm Thị Việt Hà, Nguyễn Thu Hương, Phạm Hương Giang, Nguyễn Thị Xuân Mùi // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 109-112 .- 330
Bài viết này nghiên cứu về tác động của đầu tư xanh và số hóa đến tăng trưởng xanh tại 22 quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua mô hình tự phân phối độ trễ hồi quy ARDL, nghiên cứu sử dụng các biến chính bao gồm: Đầu tư xanh, Số hóa. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng 5 biến kiểm soát gồm: Phát triển tài chính, Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lực lượng lao động, Khả năng kiểm soát tham nhũng, Quy mô kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư xanh và số hóa tác động tích cực đến tăng trưởng xanh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho các nước Châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian tới.
137 Tăng trưởng xanh tại trung quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 113-115 .- 330
Phát triển kinh tế tại các quốc gia luôn đòi hỏi nhu cầu năng lượng. Khi nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên thì áp lực lên môi trường cao hơn so với nền kinh tế ít phụ thuộc vào tài nguyên. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, các quốc gia nên thúc đẩy tăng trưởng xanh nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động này ít phụ thuộc vào tài nguyên. Bài viết phân tích kinh nghiệm phát triển tăng trưởng xanh tại Trung Quốc, qua đó rút ra bài học, đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh cho Việt Nam thời gian tới.
138 Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh ở Hàn Quốc / Cấn Thị Thu Hương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 116-119 .- 330
Hàn Quốc là quốc gia phát triển mạnh về công nghiệp, tuy nhiên, để kinh tế phát triển bền vững, nền nông nghiệp cũng đóng góp quan trọng. Những năm gần đây, Hàn Quốc thực hiện nhiều chiến lược, chính sách phát triển ngành Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, với tỷ lệ đầu tư nghiên cứu, phát triển cho lĩnh vực này ngày càng cao. Nông nghiệp công nghệ cao tại Hàn Quốc phát triển với nhiều bước tiến vượt trội nhờ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0.
139 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang thị trường Châu Âu / Nhan Cẩm Trí // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 120-124 .- 330
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu trái cây vào thị trường châu Âu (EU) của doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng trái cây vào thị trường đầy tiềm năng này trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, mở rộng thương mại qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
140 Hiệu ứng toàn cầu hóa kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế xanh tại Đông Nam Á / Nguyễn Quang Minh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 124-127 .- 330
Bài viết xem xét hiệu ứng toàn cầu hóa kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế xanh tại một số quốc gia Đông Nam Á. Nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu Pooled OLS, FGLS, các quốc gia được đề cập gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines giai đoạn từ 2000 đến 2022. Nghiên cứu cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng các nhà nghiên cứu, sự bao phủ mạng di động có ảnh hưởng ít nhiều tới tăng trưởng kinh tế xanh ở các mức ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố ngoại thương lại không có ý nghĩa tác động trong việc tăng trưởng kinh tế xanh. Chính phủ các nước có thể tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, gia tăng các nhà nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh.