CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
121 Đẩy nhanh quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành / Phạm Trọng Quý // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 9-12 .- 330
Quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành là một trong những khâu quan trọng trong thực hiện dự án đầu tư công. Tuy nhiên, đến nay, việc quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành năm 2023 của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty còn nhiều tồn tại, có tới hơn 13.700 dự án vi phạm quy định thời gian quyết toán, chiếm 18,9% dự án hoàn thành. Để đảm bảo quyết toán đúng quy định, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
122 Nỗ lực triển khai các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công: ghi nhận từ các địa phương / Nguyễn Khánh Hằng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 13-16 .- 330
Nhằm tiếp tục đưa nguồn vốn đầu tư công vào nền kinh tế và phát huy vai trò \vốn mồi\, năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệuquả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết, chỉ thị và các văn bản có liên quan, phấn đấu mục tiêu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao. Để đạt được mục tiêu chung này, vấn đề giải ngân vốn đầutư công tại các địa phương cần tiếp tục được chú trọng, đẩy nhanh tiến độ triển khai.
123 Lợi thế và khó khăn của địa phương trong thực hiện dự án PPP / Bùi Việt Hưng, Nguyễn Thị Minh Phương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 17-20 .- 330
Đẩy mạnh phân cấp và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào phát triển hệ thống cơ cở hạ tầng thông qua phương thức đối tác công tư (PPP) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua. Giai đoạn từ năm 2018 đến nay, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc triển khai các dự án PPP đạt kết quả tốt, song cũng có dự án giao địa phương thực hiện phải điều chỉnh hợp đồng nhiều lần cũng như tăng phần vốn nhà nước tham gia… Bài viết này phân tích, đánh giá một số lợi thế cũng như hạn chế của địa phương khi được giao làm cơ quan có thẩm quyền để thực hiện dự án PPP, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo việc giao địa phương thực hiện thành công các dự án PPP.
124 Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công đối với các dự án giao thông trọng điểm / Trần Thị Ánh Hồng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 21-24 .- 330
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục xác định mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba đột phá chiến lược. Từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội, Chính phủ đã bố trí nguồn lực lớn để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó ưu tiên các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm có tính chất động lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án, sớm đưa các dự án giao thông trọng điểm vào vận hành và phát huy hiệu quả.
125 Triển vọng phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Nguyễn Thị Đăng Thu // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 25-28 .- 330
Hiện nay, kinh tế số là xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới.Trong bối cảnh đó, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển các thành phố thông minh, hoàn thiện cơ chế, chính sách và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, chuyển đổi thành công từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số. Bài viết đánh giá kết quả phát triển kinh tế số ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế số ở nước ta phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
126 Cơ chế vận hành một số mô hình kinh doanh trong kinh tế số tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hải Hà // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 29-31 .- 330
Kinh tế số đang chứng minh tầm quan trọng của mình bằng tỷ trọng đóng góp trong GDP hàng năm ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn còn sự nhầm lẫn về phạm vi và cơ chế hoạt động các mô hình kinh doanh trong kinh tế số. Bài viết này cung cấp định nghĩa về một số mô hình kinh doanh và cơ chế vận hành các mô hình này trong kinh tế số, nhằm giúp xác định rõ các mô hình kinh doanh để từ đó các doanh nghiệp có thể ứng dụng trong thực tế.
127 Phát triển Fintech, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng thương mại / Lê Thị Thanh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 35-37 .- 332.04
Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) góp phần tạo ra những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều lợi ích, tiện ích cho khách hàng, ngân hàng và cảnền kinh tế một cách nhanh chóng, chính xác, bảo mật. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa việc sử dụng công nghệ số và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bài viết này nghiên cứu xu hướng phát triển Fintech và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
128 Phát triển mô hình tín dụng số “mua trước trả sau” tại Việt Nam / Trần Ngọc Thanh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 54-56 .- 332.04
Thị trường thương mại điện tử ngày càng phát triển và mở ra nhiều hình thức thanh toán – tín dụng mới, tạo ra sự linh hoạt và cơ hội tài chính cho người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, mô hình tín dụng số “Mua trước trả sau” tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 45,2% (Statista, 2023b), nhờ vào chính sách lãi suất hấp dẫn và thủ tục nhanh chóng. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh trên thị trường “Mua trước trả sau” cũng rất gay gắt và cơ chế pháp lý về “Mua trước trả sau” cũng chưa hoàn thiện kịp theo tốc độ phát triển của thị trường, dẫn đến các rủi ro tài chính nhất định. Bài viết tập trung phân tích tổng quan về tín dụng số \Mua trước trả sau\, kết hợp với bài học kinh nghiệm quốc tế để đề ra hàm ý chính sách nhằm hạn chế những rủi ro tiềm ẩn của mô hình tín dụng này.
129 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền cá nhân dưới góc độ kinh tế và sự điều chỉnh của luật ngân hàng / Trương Thị Tuyết Minh, Nguyễn Thị Ngọc // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 57-60 .- 332.04
Nghiên cứu này tổng hợp các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân bao gồm: “Thương hiệu ngân hàng”, “Chính sách lãi suất”, “Sự tiện lợi”, “Chất lượng dịch vụ”, “Chính sách khuyến mãi” và “Đội ngũ nhân viên”. Đây là cơ sở để các ngân hàng xây dựng chiến lược phân bổ nguồn lực hiệu quả trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng và giữ chân khách hàng hiện hữu. Bên cạnh đó, đối chiếu, phân tích các quy định liên quan trong pháp luật ngân hàng, nhận diện những hạn chế, khoảng trống của pháp luật, nghiên cứu này đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về nhận tiền gửi.
130 Giải pháp hạn chế nạn “tín dụng đen” tại Việt Nam / Đặng Vũ Khánh Vân // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 61-63 .- 332.04
Trong thời gian vừa qua các cơ quan chức năng của Việt Nam đã đấu tranh triệt phá hàng loạt băng nhóm tội phạm \tín dụng đen\ với quy mô lớn trên nhiều tỉnh, thành. Điều đó cho thấy mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống nạn \tín dụng đen\ nhưng hoạt động này vẫn tồn tại và ngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Ngoài hình thức \tín dụng đen\ truyền thống còn xuất hiện các đối tượng sử dụng công nghệ cao trong hoạt động \tín dụng đen\. Bài viết phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng \tín dụng đen\ diễn ra ngày càng phức tạp và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế \tín dụng đen\ trong nền kinh tế.