CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
1171 Sự tin tưởng và quyết định sử dụng đòn bẩy tại thị trường chứng khoán Việt Nam / Phùng Thái Minh Trang, Nguyễn Hữu Tho, Nguyễn Văn Hóa // .- 2023 .- Số 313 - Tháng 07 .- Tr. 2-14 .- 332

Tin tưởng thị trường chứng khoán đóng góp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự tin tưởng thị trường chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân còn hạn chế. Do đó, nghiên cứu lấp khoảng trống bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa sự tin tưởng và sử dụng đòn bẩy trên thị trường chứng khoán. Ba phương pháp được sử dụng là hồi quy đa biến, hồi quy logit và cấu trúc tuyến tính. Dựa vào dữ liệu 415 nhà đầu tư cá nhân đang giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu tìm thấy sự tin tưởng thị trường chứng khoán ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch cổ phiếu thường xuyên và gián tiếp đến sử dụng đòn bẩy. Kết quả này đồng nhất với cả ba phương pháp và bao gồm các biến kiểm soát. Bên cạnh đó, một số nhân khẩu học như giới tính, tuổi, kinh nghiệm đầu tư, kiến thức tài chính và yêu thích rủi ro cũng có ảnh hưởng. Nghiên cứu hàm ý đến các nhà làm chính sách trong việc kiểm soát và nâng cao chất lượng các công ty niêm yết và môi giới để giữ vững lòng tin của nhà đầu tư và tham gia thị trường chứng khoán nhiều hơn.

1172 Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam / PGS.TS. Lâm Chí Dũng, TS. Võ Hoàng Diễm Trinh // .- 2023 .- Số 13 - Tháng 7 .- Tr. 11-17 .- 332.12

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng dựa trên dữ liệu bảng không cân bằng của 26 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2007 - 2021 để phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM. Trong đó, cấu trúc sở hữu được phân tích theo: (i) Đặc trưng của cổ đông: Sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu nhà đầu tư trong nước; (ii) Theo mức độ tập trung sở hữu trên mẫu các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2021.

1173 Giải pháp niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Hồng Vinh, TS. Trần Hồng Hà // .- 2023 .- Số 13 - Tháng 7 .- Tr. 28-34 .- 332.6

Phân tích một số điều kiện niêm yết tại các SGDCK lớn như New York, London và Singapore. Dựa vào các điều kiện niêm yết, nghiên cứu sẽ đánh giá khả năng niêm yết của các NHTMCP Việt Nam cũng như chỉ ra các thuận lợi và khó khăn trong việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài. Qua đó, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài của các NHTMCP Việt Nam.

1174 Nhầm lẫn áp dụng pháp luật về tính lãi suất tiền gửi và điều kiện chuyển nhóm nợ trong cấp tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Hữu Nghĩa, Lê Thanh Trà, Vũ Văn Đạt // .- 2023 .- Số 14 - Tháng 7 .- Tr. 27-33 .- 332.4

Việc áp dụng pháp luật về tính lãi suất tiền gửi và thực hiện chuyển nhóm nợ trong cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có thể được thực hiện theo hướng nhầm lẫn so với quy định hiện hành của pháp luật. Nghiên cứu này chỉ ra tính nhầm lẫn nhằm ủng hộ quy định về cách tính thời hạn áp dụng theo Bộ luật Dân sự năm 2015: Nếu như ngày thanh toán đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi có kỳ hạn trùng với ngày nghỉ làm việc của NHTM và điều kiện chuyển nhóm nợ cần thiết phải đảm bảo thời gian thử thách trong thực tế thông qua phương pháp phân tích luật và phương pháp đối chiếu giữa các quy định pháp luật đang có hiệu lực.

1175 Giải pháp tăng cường huy động vốn tiền gửi để thực hiện tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Cần Thơ / Phan Thị Hồng Thảo, Lăng Chánh Huệ Thảo, Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 14 - Tháng 7 .- Tr. 36-43 .- 332.4

Bài viết tập trung phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2018 - 2022 thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh.

1176 Các nguyên tắc ngân hàng bền vững - Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam / TS. Phạm Minh Tú // .- 2023 .- Số 14 - Tháng 7 .- Tr. 49-57 .- 332.12

Phát triển bền vững là một khái niệm mới và đang dần trở thành mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), nguồn lực tài chính là yếu tố đặc biệt quan trọng. Theo đó, ngân hàng bền vững đã, đang và sẽ trở thành một triết lí nền tảng của các ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân hàng mà còn mang lại lợi nhuận cho khách hàng. Hơn nữa, hoạt động ngân hàng còn mang đến lợi ích cho nền kinh tế, góp phần ngăn chặn hoặc ít nhất là giảm thiểu bất kì tác động tiêu cực đến xã hội và môi trường, đồng thời đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện các bước để cải thiện xã hội và môi trường.

1177 Ứng dụng các công cụ phân tích dữ liệu và hình ảnh hóa dữ liệu vào kiểm toán báo cáo tài chính / Trần Khánh Lâm // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 91-93 .- 657

Phân tích dữ liệu kiểm toán đề cập đến việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật tự động để phân tích khối lượng lớn dữ liệu nhằm xác định các mẫu, giá trị ngoại lai và các điểm bất thường khác có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn. Những kỹ thuật này có thể giúp kiểm toán viên nâng cao hiệu quả và hiệu quả của quy trình kiểm toán bằng cách cung cấp những thông tin sâu và đa chiều mà các phương pháp kiểm toán truyền thống có thể không dễ dàng nhận thấy. Bài viết này phân tích việc ứng dụng các công cụ phân tích dữ liệu và hình ảnh hóa dữ liệu vào kiểm toán báo cáo tài chính.

1178 Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh an gian / Vũ Quốc Thông, Trần Thị Nguyên Xuân // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 94 - 98 .- 657

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và duy trì một bộ máy kế toán phù hợp. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thu thập phiếu khảo sát tại 180 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh An Giang và thu được 170 phiếu hợp lệ. Kết quả cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán đối với các doanh nghiệp này theo mức độ giảm dần gồm: Trình độ, kinh nghiệm và năng lực của nhân viên kế toán; Kiến thức kế toán của chủ doanh nghiệp, toán; Hệ thống kiểm soát nội bộ; Chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn và các văn bản pháp luật có liên quan. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh An Giang.

1179 Sự tương đồng, khác biệt giữa tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản / Nguyễn Thị An // .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 99-102 .- 345.597002632

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là hai tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Hai tội danh này cùng nhóm tội phạm nhưng độc lập với nhau, vì vậy ngoài những điểm tương đồng còn có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế việc phân định hai tội danh này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và cần có các giải pháp để việc thực hiện pháp luật trên thực tế có hiệu quả.

1180 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV Bắc Quảng Bình / Đặng Thành Cương // Tài chính .- 2023 .- Số 804 .- Tr. 114-116 .- 332.04

Kết quả hoạt động tín dụng xấu đi do hậu quả của những bất ổn trong kinh doanh ngày càng tăng lên đang đặt ra yêu cầu, cần tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Bắc Quảng Bình thời gian qua còn một số bất cập như năng lực nhận diện rủi ro chưa tốt, việc xác định và bù đắp tổn thất khi rủi ro cho vay chưa hiệu quả, quản lý khách hàng vay chưa chặt chẽ... Trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bắc Quảng Bình, bài viết chỉ ra các nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tăng cường công tác quả trị rủi ro trong thời gian tới.