Xây dựng chỉ tiêu phát triển tài chính tổng hợp và áp dụng cho đánh giá thực nghiệm tại các quốc gia Châu Á
Tác giả: Trần Thị Thúy An, Lê Thanh Tâm, Phạm Thị Hoàng AnhTóm tắt:
Bài báo có mục tiêu xây dựng chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển tài chính tổng hợp từ các chỉ tiêu riêng lẻ phản ánh các khía cạnh lượng và chất dựa trên phương pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis – PCA) do Quỹ Tiền tệ Quốc tế phát triển năm 2016. Dựa trên chỉ tiêu này, nhóm tác giả áp dụng để phân tích và đánh giá mức độ phát triển tài chính của 45 quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1980 - 2020. Các phát hiện chính là: (i) Các quốc gia có thu nhập cao hơn có hệ thống tài chính phát triển tốt hơn; (ii) Việc mở rộng quy mô của hệ thống tài chính (mặt lượng) và tăng cường tính thanh khoản, tính hiệu quả và tính đa dạng của hệ thống tài chính (mặt chất) đều có tác động tích cực tới phát triển tài chính, tuy nhiên, sự thay đổi về mặt lượng có tác động lớn hơn; (iii) Chỉ tiêu phát triển tài chính tổng hợp có tương quan thuận chiều với một số chỉ tiêu riêng lẻ đo lường phát triển tài chính truyền thống như tín dụng tư nhân trên GDP, vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP.
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam
- Kinh nghiệm thế giới về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng đất khác và bài học cho Việt Nam
- Thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế đô thị gắn với hoạt động kinh tế số
- Ảnh hưởng của năng lực tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp dược niêm yết ở Việt Nam
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam