CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
781 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ liên đới từ hợp đồng, giao dịch trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam / Đặng Phước Thông, Nguyễn Văn Hiệp // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 61-74 .- 346.066

Bài viết làm sáng tỏ 3 vấn đề về nghĩa vụ liên đới phát sinh từ việc giao kết hợp đồng, giao dịch: Trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ở loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn đã được thành lập, ở loại hình công ty đã được thành lập.

782 Hoàn thiện chinh sách pháp luật hình sự của Việt Nam đối với nạn nhân là người chưa thành niên trên cơ sở tham chiếu khung pháp luật quốc tế / Nguyễn Thị Ánh Hồng // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 75-84 .- 340

Tác giả đánh giá chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên trên cơ sở tham chiếu các chuẩn mực pháp lý quốc tế về các nguyên tắc trong chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên. Trên cơ sở đánh giá tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 2015 về chính sách pháp luật hình sự đối với nạn nhân là người chưa thành niên.

783 Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia bằng biện pháp tài phán / Nguyễn Thị Hồng Vân // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 85-100 .- 341.5

Tranh chấp biển luôn là vấn đề phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức mà các quốc gia liên quan phải đổi mặt. Hiệp định 1982 đã chính thức chấm dứt sự tranh chấp hai bên về các đảo trong khu vực. Tuy nhiên để giải quyết dứt điểm tranh chấp này bằng mọt đường ranh giới biển giữa hai nước, nên sử dụng biện pháp tài phán, đây là vấn đề gợi mở cho nghiên cứu này.

784 Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia khi trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp ở nước ngoài – kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam / Huỳnh Quang Thuận // .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 101-114 .- 341.5

Bài viết phân tích các quy định pháp luật, thực tiễn xét xử của Việt Nam và các nước trên thế giới về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án quốc gia khi Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp nhằm hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam.

785 Giám sát tư pháp đối với văn bản quy phạm pháp luật ở Trung Quốc và một số kiến nghị cho Việt Nam / Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 1 – 11 .- 340

Bài viết phân tích các quy định pháp luật về giám sát tư pháp đối với văn bản quy phạm pháp luật ở Trung QUốc, từ đó gợi mở một số kiến nghị cho việc xây dựng và thực thi pháp luật của Việt Nam.

786 Bảo đảm quyền được chăm sóc của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn – Nhìn từ góc độ việc thực hiện nghĩa vụ và quyền thăm nom con / Lê Thị Mận, Nguyễn Phương Ân // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 12 – 23 .- 340

Quyền được chăm sóc là quyền nhân thân cơ bản của trẻ em. Bảo đảm cho con – đặc biệt con thuộc nhóm đối tượng trẻ em cần được chăm sóc để phát triển toàn diện, luật định nghĩa vụ và quyền của mỗi bên cha, mẹ, người thân thích trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, giáo dục, đại diện, thăm nom con. Là phương thức thực hiện nghĩa vụ và quyền chủ thể, thăm nom con là cơ sở duy trì sự tiếp cận giữa cha, mẹ và trẻ em, điều kiện để các chủ thể là thành viên gia đình phối hợp thực hiện trách nhiệm đối với trẻ một cách liên tục. Bài viết phân tích quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em.

787 Quyền thừa kế của con dâu góa, con rể góa theo Bộ luật Dân sự Trung Quốc – Kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phúc Thiện // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 24 – 33 .- 340

Bài viết tập trung làm rõ các điều kiện để con dâu, con rể được thừa kế di sản của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ theo quy định của Bộ luật Dân sự Trung Quốc năm 2020. Từ đó đưa ra một số kiến nghị phù hợp cho chế định thừa kế Trong Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam.

788 Một số vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền nhân thân của con người bằng pháp luật hình sự / Lê Văn Cảm, Nguyễn Thị Phương Hoa // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 34 – 50 .- 340

Bài viết đề cập việc phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ các quyền nhân thân của con người bằng pháp luật hình sự tương ứng với 04 nhóm vấn đề: Nhận thức khoa học bằng đối tượng nghiên cứu; Phạm vi nhân thân của con người theo các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền; Sự thể hiện cụ thể các luận điểm về bảo vệ các quyền nhân thân của con người theo nghĩa hẹp; Tham khảo kỹ thuật lập pháp của các nước về các tội xâm phạm quyền nhân thân của con người và kinh nghiệm cho Việt Nam.

789 Nguyên tắc bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự / Đinh Văn Đoàn, Vũ Thị Quyên, Hà Ngọc Quỳnh Anh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 51 – 68 .- 340

Bài viết tập trung, làm sáng tỏ một số chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguyên tắc bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi, xác định những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng nguyên tắc này tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trên.

790 Một số vấn đề pháp lý của ngân hàng số / Nguyễn Thị Kim Thoa // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 09 (157) .- Tr. 69 – 80 .- 340

Bài viết phân tích khái quát về ngân hàng số và một số thách thức liên quan, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm tạo lập môi trường cho phát triển ngân hàng số, bảo đảm sự hài hòa về lợi ích giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng số, khách hàng trong hoạt động ngân hàng số, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam.