CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
771 Một số vấn đề về quy định thu hồi đất,bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi sửa đổi Luật đất đai / Đinh Văn Liêm // .- 2023 .- Số 04 .- Tr. 31 – 35 .- 340
Dự thảo Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi) đã quy định khá rõ ràng về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục nguyên tắc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tá định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, nhất là những người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa rõ về tiêu chí để định lượng, cần được nghiên cứu và làm rõ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích, đánh giá quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, chỉ ra một số điểm bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) về vấn đề này.
772 Về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ / Ngô Văn Hiệp // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 04 .- Tr. 36 – 40 .- 340
Trong thời gian gần đây đã có nhiều vụ án “ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” được các cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Thực trạng trên cho thấy tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng, vậy nguyên nhân từ đâu? Giải pháp gì để hạn chế tội phạm này? Bài viết sẽ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến tội phạm này với mong muốn giải đáp một phần cho các câu hỏi đặt ra.
773 Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới / Ngọ Duy Thi // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 04 .- Tr. 41 – 46 .- 340
Bài viết khái quát về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.
774 Bảo đảm quyền của Cộng đồng LGBTQ+ trong xây dựng Luật ở Việt Nam / Lê Thị Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 04 .- Tr. 47 – 51 .- 340
Cộng đồng LGBTQ+ là nhóm yếu thế trong xã hội, cần được quan tâm và bảo vệ, trước hết là bằng công cụ pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng luật hiện nay, sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của nhóm này vẫn còn mờ nhạt, quyền, lợi ích hợp pháp chưa thực sự được các cơ quan ghi nhận…Bài viết đánh giá và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm quyền cơ bản của cộng đồng LGBTQ+ trong quá trình xây dựng luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật cũng như phù hợp với nhiệm vụ cấp bách thực tiễn đặt ra của Việt Nam.
775 Đặc trưng của hệ thống pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Quốc Sửu // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 10-15 .- 340
Trong bài viết này, tác giả trình bày nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ với pháp luật và các đặc trưng của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
776 Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc: 20 năm thực thi tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông / Nguyễn Hồng Thao // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 16-20 .- 340
Ngày 11/11/2022 tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 25 tại PhnomPenh-Campuchia, hai bên đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung vinh danh 20 năm thực thi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký ngày 4/11/2002 và cam kết sẽ tiếp tục đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
777 40 năm phát triển công ước Luật biển của Liên hợp quốc và sự tham gia tích cực của Việt Nam / Hoàng Việt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 21-27 .- 340
Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) đã được ký kết năm 1982. 40 năm qua, UNCLOS đã cho thấy vai trò quan trọng trong việc quản lý biển và đại dương trên toàn cầu. UNCLOS đã có nhiều thành tựu lớn lao, nhưng cũng có những thách thức đối với vai trò và sự phát triển của bản “Hiến pháp của Biển và Đại dương” này. Việt Nam là một trong các quốc gia đã tham gia ký kết UNCLOS rất sớm, đồng thời Việt Nam cũng có rất nhiều hoạt động tích cực ủng hộ, vận dụng và phát triển UNCLOS trong suốt thời gian qua.
778 Quản lý, bảo vệ và sử dụng sông suối biên giới: Từ thực tiễn quốc tế đến trường hợp giữa Việt Nam và Campuchia / Vũ Thị Mai Liên, Vũ Quốc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 28-37 .- 340
Với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý song phương về quản lý đường biên, mốc giới, trong trao đổi ở nhiều diễn đàn thời gian qua, Việt Nam và Campuchia đã ghi nhận mong muốn xây dựng Hiệp định mới về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền (thay thế cho Hiệp định về Quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1983) và một điều ước về quy chế sử dụng nguồn nước dọc biên giới. Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và thực tiễn quốc tế trong quản lý, bảo vệ và sử dụng sông suối biên giới, các tác giả bài viết làm rõ một số vấn đề đặt ra và cơ chế chia sẻ, sử dụng, quản lý và bảo vệ sông suối được sử dụng làm biên giới và nguồn nước trên sông suối biên giới, từ đó đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam nhằm giải quyết tốt các vấn đề này trong quan hệ với Campuchia.
779 Một số lý thuyết đương đại về pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 38-46 .- 340
Trong bài viết này, tác giả bước đầu làm rõ nội dung một số lý thuyết pháp luật đương đại trên thế giới, trong đó có lý thuyết pháp luật của Lon Luvois Fuller (1902 – 1978), John Finnis (sinh năm 1940), Jeremy Bentham (1748 – 1832), John Austin (1790 – 1859), Hans Kelsen (1881 – 1973), Herbert Lionel Adolphus Hart (1907-1992), Ronald Myles Dworkin (1931 - 2013)… Từ việc nghiên cứu những lý thuyết pháp luật này, tác giả có sự liên hệ với việc áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
780 Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ theo công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Minh Đan, Nguyễn Thái Phương Đan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 01 + 02 (473 +474) .- Tr. 47-54 .- 340
Quyền bình đẳng của phụ nữ đã được công nhận rộng rãi. Tại Việt Nam, sau khi tham gia Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), hệ thống pháp luật đã có những thay đổi đáng kể khi quyền và lợi ích của phụ nữ ngày càng được ghi nhận cụ thể hơn. Trên cơ sở thực tiễn, nhóm tác giả khái quát hoá công cuộc nội luật hóa Công ước CEDAW của Việt Nam đến thời điểm hiện tại, dựa vào số liệu để đánh giá mức độ thực hiện, chỉ ra những bất cập và phương hướng giải quyết.