CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
801 Kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong việc gia nhập và thực thi Công ước La HaYe năm 1996 và bài học cho Việt Nam / Lê Xuân Tùng, Nguyễn Đức Tài // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 82 – 91 .- 340
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào những kinh nghiệm trong việc gia nhập và thực thi của Vương quốc Anh qua đó gợi mở một số những kinh nghiệm cho Việt Nam khi nghiên cứu việc gia nhập Công ước La Haye 1996.
802 Giảng dạy Luật so sánh ở một số cơ sở đào tạo Đại học chuyên ngành Luật tại Châu Á / Ngô Kim Hoàng Nguyê // .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 92 – 98 .- 340
Bài viết đề cập tính đa dạng trong phương thức mà các trường đại học tại châu Á đang tiếp cận nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy luật so sánh với vai trò là một môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng tư duy từ góc độ lý luận lẫn thực tiễn. Trong đó, mục đích quan trọng nhất là nhằm phục vụ cho việc nâng cao khả năng phân tích, so sánh, phản biện của người học tại các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành luật, từ đó đưa ra một số gợi mở nhằm phục vụ cho việc thay đổi trong cách tiếp cận về môn học này tại Việt Nam.
803 Các thiết chế hiến định độc lập trên thế giới và kinh nghiệm để phát triển các thiết chế hiến định độc lập ở Việt Nam / Ngô Kim Hoàng Nguyên // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 04 (152) .- Tr. 99 – 114 .- 340
Từ định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp năm 2013, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta cũng được quan tâm hoàn thiện, trong đó việc thành lập các thiết chế hiến định độc lập là một nội dung nổi bật. bài viết giới thiệu những nội dung cơ bản về lý thuyết tổ chức các thiết chế hiến định độc lập trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chế định thiết chế hiến định độc lập ở Việt Nam.
804 Miễn trách nhiệm hình sự: Lý luận, thực trạng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và định hướng hoàn thiện / Trịnh Tiến Việt // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 2 (150) .- Tr. 47 – 6 .- 340
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong các chế định phản ánh rõ nét chính sách phân hóa và nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về miễn TNHS đã có một số sửa đổi, bổ sung theo hướng nhân đạo hóa hơn và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử. Tuy nhiên, qua một số thời gian thi hành, đến nay cũng cần được nghiên cứu, tổng kết. Bài viết chỉ ra những định hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện đáp ứng xu hướng phát triển của luật HÌnh sự Việt Nam, góp phần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội.
805 Quyền sử dụng tự do tác phẩm qua hành vi sao chép và trích dẫn tác phẩm trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam / Nguyễn Thái Cường, Đặng Phước Thông // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 61 – 76 .- 340
Quyền sử dụng tự do tác phẩm là quyền của tổ chức, cá nhân được tự mình sử dụng tác phẩm đã được công bố của người khác trong khuôn khổ các điều kiện luật định mag không là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Bài viết phân tích cơ sở lý luận về quyền sử dụng tự do tác phẩm qua sao chép tác phẩm và trích dẫn tác phẩm, phân tích những bất cập trong quy định Việt Nam và thực tiễn tại Anh, Pháp, Hoa Kỳ trong áp dụng các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng tự do tác phẩm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
806 Tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài: Kinh nghiệm nước ngoài cho Việt Nam / Đỗ Văn Đại // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 77 – 91 .- 340
Tranh chấp có thể giải quyết bằng trọng tài là một nội dung quan trọng của pháp luật trọng tài. Tùy theo hệ thống và thời kỳ, loại tranh chấp này được ghi nhận theo cách thức khác nhau và mức độ khác nhau. Bài viết phân tích những thay đổi tích cực trên thế giới về vấn đề tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài. Bài viết cũng chỉ ra những hạn chế trong pháp luật hiện hành của Việt Nam. Từ đó, đưa ra những đề xuất để phát triển hệ thống trọng tài của Việt Nam, nhất là liên quan tới loại tranh chấp có thể được giải quyết bằng trọng tài.
807 Doanh nghiệp nhà nước trong pháp luật Việt Nam hiện hành – Một số vướng mắc vè đề xuất hoàn thiện / Nguyễn Thùy Trang, Vương Thanh Thú // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 02 (150) .- Tr. 102 – 114 .- 340
Bài viết tập trung vào một số vấn đề pháp lý cơ bản của doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Chủ sở hữu và cơ quan đại diện chủ sở hữu của DNNN; phạm vi quản lý của Nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước, từ đó đưa ra một số vướng mắc và kiến nghị, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cơ sở để xác định một số doanh nghiệp là DNNN và vị trí pháp lý của doanh nghiệp do DNNN làm chủ sở hữu hoặc góp vốn thành lập theo quy định pháp luật hiện hành.
808 Bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của pháp luật hướng tới hiệu quả thực hiện quyền tiếp cận đất của các cộng đồng dân tộc thiểu số / Lê Hồng Hạnh // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 3 (151) .- Tr. 1 – 11 .- 340
Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sinh hoạt của công đồng dân tộc thiểu số là những bất cập trong pháp luật và thi hành pháp luật đất đai. Bài viết phân tích tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật đất đai nhìn từ yêu cầu phát triển dân tộc thiểu số và trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số.
809 Từ phán quyết của tối cao Pháp viện Anh trong vụ kiện giữa UBER và tài xế nhìn về bản chất của kinh tế chia sẻ - Kinh nghiệm pháp lý cho Việt Nam / Đoàn Thị Phương Diệp // .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 12 – 22 .- 340
Tòa án tối cao Vương quốc Anh vừa ban hành phán quyết cuối cùng liên quan đến vụ kiện về các quyền của các tài xế chạy xe cho ứng dụng của Uber. Theo các chuyên gia thì phán quyết này sẽ tác động theo hướng làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế chia sẻ. Bài viết phân tích bối cảnh của phán quyết và rút ra kinh nghiệm pháp lý cho Việt Nam.
810 Pháp luật về phát hành chứng quyền có bảo đảm ở Việt Nam – Thực trạng và hướng hoàn thiện / Trần Thăng Long, Nguyễn Thanh Truyền // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 03 (151) .- Tr. 23 – 34 .- 340
Bài viết sẽ đi vào phân tích các quy định pháp luật về phát hành chứng quyền có bảo đảm tại Việt Nam, nêu ra thực trạng áp dụng pháp luật và trên cơ sở những điểm chưa hoàn thiện của pháp luật, tác giả sẽ đề xuất các phương án hoàn thiện pháp luật về phát hành chứng quyền có bảo đảm.