CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
751 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam / Khổng Quốc Minh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 04-07 .- 340
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ (KH&CN), đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam không ngừng được hoàn thiện theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; kế thừa giá trị của các văn bản pháp luật đã được ban hành, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, bảo đảm cân bằng lợi ích quốc gia và sự tương thích với các điều ước quốc tế. Cụ thể hơn là bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hoạt động sáng tạo; khuyến khích hoạt động sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ trong mọi lĩnh vực.
752 Bảo hộ nhãn hiệu mùi hương: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam / Hoàng Đức Cường // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 17-20 .- 340
Bài viết góp phần làm rõ khái niệm nhãn hiệu mùi hương, cung cấp thêm thông tin về quy định của một số quốc gia trong vấn đề này; đồng thời làm rõ hơn những khó khăn, thách thức khi công nhận nhãn hiệu mùi hương, từ đó đưa ra những gợi ý đối với pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
753 Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho các công ty khởi nghiệp ở Úc / Trần Nguyễn Phước Thông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 51-53 .- 340
Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) là tài sản quan trọng của một công ty khởi nghiệp. Bảo hộ KDCN đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ các thiết kế độc đáo khỏi bị sao chép và xâm phạm, do đó ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà thiết kế và doanh nghiệp trên toàn cầu. Bài viết giới thiệu tổng quan về chính sách pháp luật và quy trình đăng ký KDCN ở Úc, đặc biệt là việc bảo hộ dành cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
754 Bộ luật hình sự - Cơ sở pháp lí quan trọng của chống để phòng ngừa các tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hòa // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 3 - 15 .- 340
Từ kết quả đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu tội phạm hóa, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định có liên quan của Bộ luật HÌnh sự nhằm nâng cao hiệu quả chống để phòng ngừa các tội phạm tham nhũng và các tội phạm liên quan đến tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
755 Bảo vệ quyền sống của con người bằng quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật hình sự / Cao Thị Oanh // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 16 - 26 .- 340
Quyền sống là quyền tối cao của con người, được pháp luật tất cả các quốc gia trên thế giới bảo vệ bằng pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng. Khác với Hiến pháp và các ngành luật khác, luật hình sự bảo vệ quyền sống của con người bằng cách quy định tất cả những hành vi xâm phạm quyền sống của con người đều là tội phạm, đồng thời quy định chế tài phù hợp với những hành vi ấy. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Bộ luật Hình sự năm 2015 từ khía cạnh bảo vệ quyền sống của con người và đề xuất tiếp tục hoàn thiện quy định về nhóm tội này nhằm bảo vệ tốt hơn quyền sống của con người.
756 Hậu quả pháp lí khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu / Hoàng Thị Loan // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 27 - 37 .- 340
Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu hiện đã có những điểm mới so với giai đoạn trước những vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế và các quan điểm khác nhau về giải quyết hậu quả pháp lí khi tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Bài viết đề cập hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu, quan điểm về giải quyết hậu quả pháp lí và một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật về hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu.
757 Hộ kinh doanh tại Việt Nam – Một số quy định mới và xu hướng chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp / Nguyễn Thị Dung // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 38 - 50 .- 340
Ở Việt Nam, hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh quy mô nhỏ, tồn tại đồng thời với các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần và là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Sau khi đề xuất đưa quy định về hộ kinh doanh vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp (năm 2020) không được Quốc hội thông qua, các giải pháp đổi mới, hoàn thiện cơ sở pháp lí cho mô hình hộ kinh doanh ở Việt Nam vẫn là vấn đề tiếp tục được nghiên cứu. Bài viết phân tích tổng thể, toàn diện các vấn đề lí luận, thực tiễn và xu hướng dổi mới của pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.
758 Thời điểm tòa án xem xét thẩm quyền của Hội đồng trọng tài / Huỳnh Quang Thuận // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 51 - 63 .- 340
Bài viết phân tích pháp luật trọng tài Việt Nam về các thời điểm tòa án được xem xét thẩm quyền của hội đồng trọng tài trong tố tụng trọng tài và giới hạn của việc can thiệp. Thông qua việc so sánh với pháp luật nước ngoài mà chủ đạo là Pháp, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề trên dựa trên tiêu chí xây dựng một hệ thống tư pháp trong đó tòa án “hỗ trợ tối đa, ca thiệp tối thiểu” vào hoạt động trọng tài.
759 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng Trong Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng / Huỳnh Quang Thuận // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 64 - 78 .- 340
Bài viết nghiên cứu các vấn đề về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, bao gồm: khái niệm, những nội dung cơ bản, hạn chế, bất cập của quy định pháp luật, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
760 Những vấn đề pháp lí về bảo vệ người tiêu dùng trong các cam kết về thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam / Trần Thị Thu Phương // Luật học .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 79 - 94 .- 340
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể kinh doanh cũng như của người tiêu dùng. Nhận thức được vai trò của thương mại điện tử xuyên biên giới, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã đàm phán, xây dựng khung khổ pháp lí chung tạo thuận lợi cho các hoạt động này. Bài viết nghiên cứu những vấn đề pháp lí về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử xuyên biên giới, như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tahm gia giao dịch, bảo vệ thông tin cá nhân, lưu chuyển thông tin cá nhân xuyên biên giới, trong một số hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, đồng thời rà soát quy định của pháp luật Việt Nam về những vấn đề này.