Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp theo các hiệp định đầu tư song phương và những vấn đề pháp lí đặt ra cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Anh ThơTóm tắt:
Các hiệp định đầu tư song phương (BITs) thế hệ đầu tiên không bao gồm các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR). Sau đó, điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã dần xuất hiện trong một số hiệp định đầu tư song phương nhưng không trực tiếp quy định nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm quyền con người. Gần đây, hiệp định đầu tư song phương được sửa đổi theo hướng rà soát lại một số điều khoản cân bằng hơn về nghĩa vụ của nhà đầu tư. Theo đó, các hiệp định đầu tư song phương có xu hướng kết hợp các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các phần hoặc chương về “nghĩa vụ của nhà đầu tư” hoặc nhà đầu tư có trách nhiệm bảo vệ quyền con người được thiết lập bởi pháp luật quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Từ những kinh nghiệm phát triển và thiết kế điều khoản trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp trong các hiệp định đầu tư song phương của một số quốc gia, bài viết đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Kinh nghiệm một số quốc gia về cơ chế kiểm soát các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Bất cập về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai: Một số kiến nghị hoàn thiện
- Thực trạng pháp luật và tính pháp lý của tiền ảo ở Việt Nam hiện nay