CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
371 Pháp luật về huy động vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và một số kiến nghị / Phan Văn Ngọc // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 3-10 .- 340

Trong những năm vừa qua, chính sách, pháp luật về hỗ nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó hỗ trợ huy động vốn là vấn đề trung tâm, đã được ban hành. Quá trình thực thi chính sách, pháp luật đã đem lại những kết quả ban đầu, góp phần quan trọng để Việt Nam trở thành một trong 3 trung tâm về khởi nghiệp sáng tạo ở Đông Nam Á. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng nhanh, có những doanh nghiệp đã trở thành “kỳ lân”. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy chính sách, pháp luật về hỗ trợ huy động vốn sớm bộc lộ những bất cập, hạn chế trước sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và cộng đồng các nhà đầu tư, đặt ra những yêu cầu cao hơn về môi trường pháp lý thông thoáng trong đầu tư và huy động vốn. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng, đánh giá nhu cầu và đưa ra một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

372 Cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả bản án, quyết định dân sự của tòa án ở Việt Nam / Nguyễn Văn Nghĩa // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 11-22 .- 340

Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định cần xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành. Trên cơ sở đó, hệ thống các cơ chế bảo đảm thi hành bản án, quyết định đã từng bước được hoàn thiện. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái quát các cơ chế bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Tòa án, từ bảo đảm về chính trị, thể chế, tổ chức bộ máy cưỡng chế thi hành án dân sự đến hệ thống các biện pháp chế tài áp dụng trong hoạt động thi hành án dân sự; chỉ ra các bất cập, hạn chế và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

373 Chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel cho bên mua: một số bất cập và hướng hoàn thiện / Nguyễn Ngọc Điện, Lê Thị Bích Chi // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 23-31 .- 340

Dù thiếu khung pháp lý điều chỉnh, các giao dịch condotel hiện vẫn đang được thực hiện khá phổ biến với nhiều hình thức, vượt trội là các giao dịch mua bán condotel. Tương tự như mua bán các sản phẩm bất động sản khác, một trong những động lực thúc đẩy người mua tham gia giao dịch là quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel. Tuy vậy, pháp luật về chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel cho bên mua còn nhiều vướng mắc, bất cập; điều đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch mà còn làm ảnh hưởng đến hiệu quả thị trường cũng như cơ hội thu hút đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả tập trung làm rõ những vướng mắc, bất cập của pháp luật về chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel cho bên mua và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện.

374 Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường / Nguyễn Thị Thùy Duyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 32-40 .- 340

Đồ uống có đường là nguồn cung cấp đường chính cho cơ thể. Việc tiêu thụ đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng năng lượng ăn vào, tăng cân, thừa cân và béo phì, từ đó dẫn tới sự phát triển của một số bệnh không lây nhiễm như tiểu đường và các bệnh tim mạch. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị đánh thuế đối với đồ uống có đường là lựa chọn chính sách quan trọng nhằm giảm mức tiêu thụ sản phẩm này. Để hạn chế các hậu quả tới sức khỏe, giảm chi phí y tế liên quan đến việc sử dụng đồ uống có đường và để tăng khả năng tiếp cận các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, Việt Nam cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

375 Đơn phương chẩm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã và những vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng / Lê Văn Đức // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 41-49 .- 340

Khi tham gia vào quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động đều xác lập những quyền và nghĩa vụ cụ thể. Việc người lao động thực hiện nghĩa vụ là điều kiện để đảm bảo quyển lợi của người sử dụng lao động và ngược lại. Do tính chất trọng và sự phức tạp của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên Bộ luật Lao động quy định rất chặt chẽ các vấn đề liên quan như căn cứ, thủ tục, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số điểm vướng mắc, chưa phù hợp về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động tại Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2019 trong thực tiễn áp dụng, về trợ cấp mất việc làm, về giải quyết hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng và trái pháp luật và kiến nghị hoàn thiện.

376 Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện / Phạm Xuân Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 50-54 .- 340

Quyền bào chữa của người bị buộc tội là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của người bị buộc tội. Việc bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa là yêu cầu khách của tố tụng hình sự. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội ở nước ta, làm rõ những hạn chế, tồn tại và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội.

377 Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và giải pháp hoàn thiện / Huỳnh Văn Thông // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 14 - Kỳ 2 - Tháng 07 .- Tr. 55-64 .- 340

Phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số là hoạt động có chủ định của các chủ thể phổ biến pháp luật tác động lên đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số một cách thường xuyên nhằm hình thành ở họ những tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Trong bài viết này, tác giả phân tích về thực trạng phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này.

378 Tình tiết giảm nhẹ trong áp dụng trách nhiệm hành chính / Cao Vũ Minh // Luật học .- 2023 .- Số 08 .- Tr. Tr. 3-18 .- 340

Thực tiễn thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã chứng minh rằng việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính là hiệu quả và thiết thực, có tác dụng trong việc cá thể hoá, phân hoá mức độ trách nhiệm hành chính. Bài viết trình bày những quy định chung của pháp luật về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hành chính; phân tích những bất cập trong quy định pháp luật về ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ trong việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm hành chính, trên cơ sở đó xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

379 Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về quyền của người bào chữa / Đỗ Thị Phượng // Luật học .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 19-30 .- 340

Chức năng bào chữa là một trong ba chức năng cơ bản của tổ tụng hình sự (bên cạnh chức năng buộc tội và chức năng xét xử). Chức năng bào chữa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Để thực hiện có hiệu quả chức năng bào chữa, các quyền của người bào chữa được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quyền này đã nảy sinh nhiều bất cập. Bài viết nghiên cứu các vướng mắc của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về các quyền của người bào chữa và việc bảo đảm quyền cho người bào chữa được quy định cụ thể tại các điều 73, 80, 81 và 82 Bộ luật Tố năm 2015 và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các quy định này nhằm bảo đảm cho người bào chữa tụng hình sự thực hiện có hiệu quả chức năng bào chữa của mình trong các vụ án hình sự.

380 Pháp luật về hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản do phạm tội mà có ở một số quốc gia - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Văn Vương // Luật học .- 2023 .- Số 08 .- Tr. 31-45 .- 340

Xuất phát từ việc tài sản do phạm tội mà có thường được tẩu tán, chuyển đến hoặc cất giấu trong các khu vực pháp lí nước ngoài, đòi hỏi các quốc gia phải giúp đỡ, phối hợp với nhau để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, vì vậy hợp tác quốc tế là điều quan trọng để thu hồi tài sản do phạm tội mà có được thành công. Bài viết giới thiệu, phân tích pháp luật và kinh nghiệm của một số quốc gia liên quan đến hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản do phạm tội mà có và đưa ra các kiến nghị đối với Việt Nam.