CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
291 Forum necessitatis: Một công cụ bảo vệ quyền con người trong tư pháp quốc tế / Ngô Quốc Chiến // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 63-76 .- 340
Bài viết chứng minh bảo vệ quyền con người không chỉ là nhiệm vụ riêng của luật nhân quyền quốc tế, mà còn của cả các ngành luật khác, trong đó có tư pháp quốc tế. Bài viết phân tích học thuyết và quy định về forum necessitatis như một công cụ mà tư pháp quốc tế có thể sử dụng để bảo vệ quyền con người.
292 Giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án theo pháp luật Nhật Bản và Việt Nam / Vũ Thị Duyên Thủy, Lê Mạnh Hùng // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 77-92 .- 340
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích tổng quan về hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án tại Nhật Bản và Việt Nam; đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam tù kinh nghiệm của Nhật Bản, nhằm giải quyết tốt hơn các tranh chấp môi trường tại Việt Nam trong thời gian tới.
293 Bàn về khía cạnh xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thông minh theo tư pháp quốc tế một số quốc gia / Nguyễn Lê Hoài, Nguyễn Phan Vân Anh, Lê Thanh Huyền // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 93-105 .- 340
Hợp đồng thông minh (smart contracts) được sử dụng ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với những giao dịch thương mại xuyên biên giới dẫn đến những thách thức đối với các quốc gia. Bài viết này sẽ phân tích các quy định của một số quốc gia liên quan đến việc xác định pháp luật áp dụng đối với hợp đồng thông minh có yếu tố quốc tế. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số gợi mở cho pháp luật Việt Nam.
294 Điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non : một số bất cập và kiến nghị / Lê Thị Thúy Hương, Lê Nhật Bảo // .- 2023 .- Số 10 (170) - Tháng 10 .- Tr. 107-114 .- 340
Luật Giáo dục năm 2019 ra đời thay thế cho Luật Giáo dục năm 2005 với nhiều thay đổi đáng ghi nhận, một trong số đó là các quy định về điều kiện thành lập trường, điều kiện được phép hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Bên cạnh những điểm mới đáng ghi nhận thì vấn đề về điều kiện thành lập, hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non vẫn còn đang tồn tại nhiều hạn chế, gây cản trở quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư. Bài viết trình bày một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
295 Hiện đại hoá pháp luật ở Việt Nam - những rào cản và một số khuyến nghị / Tào Thị Quyên // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 3-10 .- 340
Việc hiện đại hoả pháp luật sao cho thích ứng với bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thử Tư là yêu cầu khách quan đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia sẽ gặp phải các rào cản khác nhau trong tiến trình hiện đại hoá pháp luật của mình. Ở Việt Nam, có nhiều rào cản đã và đang gây khó khăn cho quá trình hiện đại hoá pháp luật. Bài viết phân tích các rào cản và đưa ra một số khuyến nghị đối với việc hiện đại hoá pháp luật Việt Nam như: đổi mới tư duy pháp lí; xác định chủ thuyết trong nghiên cứu khoa học pháp lí và xây dựng pháp luật; hoàn thiện quy trình lập pháp; tăng đầu tư tài chính và nhân lực cho công tác xây dựng pháp luật; thiết lập cơ chế kiểm soát và loại bỏ lợi ích nhóm tiêu cực trong xây dựng pháp luật.
296 Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỉ cương xã hội ở Việt Nam hiện nay / Phí Thị Thanh Tuyển // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 11-24 .- 340
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định “thực hành dân chủ và tặng cường pháp chế, bảo đảm kỉ cương xã hội” là mối quan hệ lớn cần phải được nhận thức thống nhất và triển khai có hiệu quả trên thực tiễn, góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân trọng điều kiện hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, đề cao vai trò, giá trị của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, việc nắm vững và hoàn thiện cơ sở pháp li để giải quyết mối quan hệ nếu trên càng có ý nghĩa quan trọng. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề li luận về mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỉ cương xã hội; phân tích và đánh giá các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến mối quan hệ này; từ đó đề xuất giải pháp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỉ cương xã hội ở Việt Nam hiện nay.
297 Trách nhiệm hình sự của tổ chức trong luật hình sự Singapore và so sánh với Việt Nam / Lưu Hải Yến // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 25-41 .- 340
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một chế định tương đối mới của Việt Nam, do vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật. Vì lí do này, việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác nhằm học hỏi và hoàn thiện quy định của Việt Nam là cần thiết. Bài viết phân tích các quy định trong luật hình sự Singapore về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, chỉ ra những điểm giống và khác nhau của chế định này theo pháp luật Singapore và Việt Nam; đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
298 Quyền của bị cáo trong việc hỏi người làm chứng chống lại mình, chứng cứ tin đồn và thẩm vấn chéo trong pháp luật tố tụng hình sự / Võ Minh Kỳ // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 42- 56 .- 340
Lời khai của người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án hình sự. Quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo là một trong những quyên quan trọng của quyền được xét xử công bằng, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng về quyền và nghĩa vụ của hai bên buộc tội và bào chữa trong phiên toà hình sự. Nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn và thẩm vấn chéo là những chế định pháp lí đảm bảo tính chính xác và xác thực của lời khai được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án hình sự. Bài viết phân tích ba chế định pháp lí: 1) quyền hỏi người làm chứng chống lại mình của bị cáo; 2) nguyên tắc loại trừ chứng cứ tin đồn; 3) thẩm vấn chéo trong pháp luật quốc tế, nước ngoài và Việt Nam; trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị áp dụng, hoàn thiện quy định về kiểm tra, đánh giá và sử dụng lời khai tại phiên toà hình sự ở Việt Nam nhằm đáp ứng quá trình cải cách tư pháp, với mục tiêu nâng cao chất lượng giải quyết vụ án hình sự, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và bảo đảm các quyền cơ bản của con người.
299 Kĩ thuật văn bản trong luật hôn nhân và gia đình thực trạng và kiến nghị / Nguyễn Phương Lan // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 57- 68 .- 340
Bài viết phân tích một số hạn chế trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 từ góc độ kĩ thuật văn bản, cụ thể là kĩ thuật trình bày bố cục của văn bản và sử dụng ngôn ngữ. Theo đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn một số điểm chưa hợp lí, thiếu logic trong kĩ thuật trình bày về bố cục và sử dụng ngôn ngữ chưa thống nhất, chưa chính xác. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập, đảm bảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đạt được hiệu quả điều chỉnh tốt hơn, dễ hiểu, chính xác, thống nhất về cách hiểu và áp dụng trong thực tiễn.
300 Quy định về tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư trong hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu / Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Như Hà // .- 2023 .- Số 10 .- Tr. 69- 81 .- 340
Điều khoản quy định về tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư là điều khoản không thể thiếu trong các hiệp định đầu tư quốc tế, đặt ra các điều kiện, tiêu chuẩn và cơ chế bồi thường để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu dù chưa chính thức có hiệu lực nhưng điều khoản liên quan tại Mục 2.7 Hiệp định mang tính chuẩn mực, hiện đại về tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, là điều khoản mẫu tham khảo cho quá trình đàm phán các hiệp định đầu tư quốc tế sau này. Bài viết trình bày cơ sở lí luận về phân loại hành vi, nguyên tắc và điều kiện tước đoạt quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư trong luật đầu tư quốc tế, đồng thời phân tích cấu trúc điều khoản tương ứng trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.