CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2871 Về sự ưng thuận của chủ thể trong giao dịch dân sự / Đỗ Văn Đại, Ngô Thị Anh Văn // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 1 (113) .- Tr. 71-80 .- 340
Ý chí chủ thể là một trong những điều kiện quan trọng quyết định hiệu lực của một giao dịch dân sự. Đối với những giao dịch liên quan đến tài sản chung, sự đồng thuận giữa các đồng sở hữu chủ là điều không thể thiếu. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định về hình thức cụ thể đối với sự thỏa thuận giữa các chủ sở hữu. Khó khăn đặt ra khi giao dịch được xác lập mà không thỏa mãn yêu cầu về hình thức của sự đồng thuận. Việc tìm hiểu nội dung Án lệ số 04/2016/AL sẽ phần nào giải quyết vấn đề kể trên.
2872 Tổng quan về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục / Mai Hồng Quỳ // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 3-7 .- 340
Giới thiệu những nét tổng quan về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục bao gồm: sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục; định hướng sửa đổi Luật Giáo dục; những điểm mới của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
2873 Luận cứ để xây dựng nguyên tắc áp dụng pháp luật trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục / Cao Vũ Minh // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 8-16 .- 340
Phân tích một số ý kiến về sự cần thiết xây dựng nguyên tắc áp dụng Luật Giáo dục.
2874 Bàn về mục tiêu giáo dục / Đỗ Minh Khôi // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 17-21 .- 340
Khảo sát mục tiêu giáo dục về mặt khoa học, từ thực tế và có những gợi ý cho quá trình hoàn thiện Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).
2875 Phân luồng giáo dục tại Singapore và Hàn Quốc - Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Việt Dũng, Nguyễn Thị Kim Cúc, Nguyễn Xuân Mỹ Hiền // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 22-28 .- 340
Tập trung đưa ra đánh giá tác động của chính sách phân luồng giáo dục thông qua nghiên cứu mô hình phân luồng giáo dục tại Hàn Quốc và Singapore, hai quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, qua đó đề xuất một số ý kiến đóng góp cho việc phát triển chính sách pháp luật trong giáo dục tại Việt Nam.
2876 Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và quyền được học tập trong môi trường an toàn / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Tr. 29-33 .- Tr. 29-33 .- 340
Phân tích, làm sáng tỏ khái niệm và nội hàm của “quyền được học tập trong môi trường an toàn” để làm luận cứ cho việc đề xuất bổ sung Điều 85a “Quyền được học tập trong môi trường an toàn” vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2005.
2877 Chính sách tiền lương của nhà giáo trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục / Lê Thị Thúy Hương // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Tr. 34-41 .- Tr. 34-41 .- 340
Phân tích một cách tổng quát những bất cập của chế độ tiền lương của nhà giáo theo pháp luật hiện hành, phân tích các luận cứ sửa đổi chính sách tiền lương cho nhà giáo trên cơ sở so sánh với chính sách tiền lương của nhà giáo ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất phương án hoàn thiện.
2878 Địa vị pháp lý của nhà giáo trong pháp luật Việt Nam hiện hành và định hướng hoàn thiện / Nguyễn Văn Vân // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 42-50 .- 340
Phân tích bất cập trong các quy định pháp luật điều chỉnh địa vị pháp lý của nhà giáo, bao gồm: chuẩn nghề nghiệp; chuẩn trình độ được đào tạo; quy trình tuyển dụng, quản lý, đánh giá mức độ hoàn thành công việc, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà giáo.
2879 Thanh tra giáo dục và kiến nghị sửa đổi các quy định về thanh tra trong Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) / Thái Thị Tuyết Dung // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 51-57 .- 340
Phân tích một số bất cập trong các quy định về thanh tra giáo dục đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện
2880 Nghịch lý từ các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục / Cao Vũ Minh, Nguyễn Tú Anh // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 2 (114) .- Tr. 58-65 .- 340
Phân tích một số bất cập, nghịch lý trong các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.