CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2701 Bàn về quan hệ giữa nhân quyền - chủ quyền và vấn đề đặt ra khi tổ chức thăm gặp tiếp xúc lãnh sự trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh chủ quyền quốc gia do Cộng an Nhân dân tiến hành / Tạ Quang Quyết // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 525 tháng 9 .- Tr. 17-19 .- 340
Về quan hệ giữa nhân quyền - chủ quyền trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh chủ quyền quốc gia do Cộng an Nhân dân tiến hành và vấn đề đặt ra khi tổ chức tăm gặp, tiếp xúc lãnh sự trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh chủ quyền quốc gia do Cộng an Nhân dân tiến hành.
2702 Tấn công mạng và nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trong pháp luật quốc tế / Nguyễn Tiến Đức, Trần Thị Thu Thủy // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 3 – 15 .- 340
Vận dụng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, bài viết đưa ra quan điểm cho rằng tấn công mạng có thể bị coi là hành vi sử dụng vũ lực, có thể dẫn đến chiến tranh mạng và gây ra hậu quả nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, việc tính toán thiệt hại do tấn công mạng gây ra, phân loại các hình thức tấn công mạng…vẫn còn là những vấn đề gây tranh cãi và cần tiếp tục nghiên cứu. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích bối cảnh an ninh mạng hiện nay của Việt Nam, đưa ra lập luận Việt Nam nên định hướng tiếp cận rằng tấn công mạng là sự vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trong pháp luật quốc tế.
2703 Tính độc lập của ngân hàng nhà nước Việt Nam khi thực hiện chức năng ngân hàng Trung ương / Viên Thế Giang // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 16 – 27 .- 340
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá mức độ độc lập của ngân hàng trung ương, bài viết chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật về bảo đảm tính độc lập của Ngân hàng nhà nước khi thực hiện chức năng ngân hàng trung ương như: Ngân hanhg trung ương trực thuộc Chính phủ nên khó có thể bảo vệ được các mục tiêu của chính sách tiền tệ; Các quyết sách của ngân hàng trung ương lệ thuộc vào các chính sách của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam; thiếu các thẩm quyền cần thiết để lãnh đạo, điều hành việc thực hiện chức năng ngân hàng trung ương. Điều này đặt ra đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng nhà nước theo hướng Ngân hàng nhà nước chỉ nên thực hiện duy nhất chức năng ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2704 Tư tưởng hạn chế quyền con người và nội dung nguyên tắc hạn chế quyền cơ bản hiến định theo Hiến pháp năm 2013 / Tô Văn Hòa // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 28 – 42 .- 340
Bài viết cung cấp cách giải thích riêng về nội dung của nguyên tắc và lí giải các cơ sở cho cách giải thích đó. Quan điểm của bài viết cho rằng nguyên tắc này có nghĩa là quyền cơ bản hiến định ở Việt Nam có thể bị hạn chế bởi luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác với điều kiện sự hạn chế đó đã được trù liệu trong luật.
2705 Bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình / Bùi Thị Mừng // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 43 – 50 .- 340
Bài viết giới thiệu quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình; Phân tích thực tiễn bảo vệ quyền của nạn nhân bạo lực gia đình; khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
2706 Những giá trị cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1884 / Nguyễn Văn Năm // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 51 – 65 .- 340
Trải qua 80 năm tồn tại, phát triển, tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884 có những giá trị đáng kể trong việc phân công quyền lực giữa các cơ quan ở trung ương, giữa trung ương với địa phương; trong việc phối hợp giữa nhà vua và triều đình, giữa các cơ quan trung ương, địa phương, giữa những người trong cùng một cơ quan; trong việc kiểm soát quyền lực của nhà nước…Trong số đó, một số giá trị chỉ có ý nghĩa lịch sử nhưng cũng có nhiều giá trị có ý nghĩa đương đại, có thể tham khảo trong công cuộc cải cách hoàn thiện bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay.
2707 Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam / Trần Phương Thảo // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 66 – 73 .- 340
Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự là một nội dung quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự, nhằm làm cho quyền bình đẳng của đương sự chắc chắn được thực hiện trong thực tế. Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề lí luận về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong pháp luật tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở lí luận và những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự.
2708 Quyền đối với tài sản trong bộ luật dân sự năm 2015 và hoàn thiện pháp luật về đăng kí tài sản / Đặng Phước Thông // Luật học .- 2018 .- Số 8 (219) .- Tr. 74 – 86 .- 340
Bài viết phân tích nguồn gốc hình thành quyền đối với tài sản trong luật La Mã và các bộ luật dân sự Pháp, Nhật Bản; sự kế thừa và cải tiến của quyền đối với tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 của Việt Nam; phân biệt quyền đối với tài sản và quyền tài sản; các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản như đăng kí quyền sở hữu tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, đăng kí quyền khác đối với tài sản.
2709 Giới thiệu một số nội dung cơ bản của dự án luật chứng khoán (sửa đổi) - kỳ II / // Chứng khoán Việt Nam .- 2018 .- Số 240 tháng 10 .- Tr. 19-23 .- 346.597
3. Củng cố, bảo đảm thị trường giao dịch chứng khoán hoạt động và hiệu quả thông qua sửa đổi, bổ sung quy định về mô hình tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán phù hợp với xu hướng phát triển; xác định trách nhiệm của SGDCK trong việc giám sát các hoạt động trên SGDCK, phòng ngừa, xử lý rủi ro, khủng hoảng trên thị trường chứng khoán; 4. Xác định rõ mô hình tổ chức hoạt động và quản lý của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán; ...
2710 Vai trò của tổ chức xã hội trong quản trị nhà nước hiện nay / Nguyễn Văn Quân // Luật học .- 2018 .- Số 7 (218) .- Tr. 52 – 61 .- 340
Quản trị nhà nước hiện nay có những thay đổi sâu sắc về mặt lí luận cũng như thực tiễn. Những thay đổi này nhằm thích ứng với sự biến động nhanh chóng và đa dạng của thế giới hiện đại. Một trong những xu hướng chuyển đổi cơ bản nhất của quản trị nhà nước đương đại là quản trị hợp tác, đa chủ thể, chia sẻ trách nhiệm thay vì cai trị. Các tổ chức xã hội ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong quản trị nhà nước như trực tiếp tham gia thực hiện các chức năng của nhà nước, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, tác động, thúc đẩy trách nhiệm giải trình và minh bạch của chính quyền. Xu hướng này cũng phản ánh sự biến đổi sâu sắc của nhà nước đương đại về mặt chức năng và vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội.