CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Luật
2621 Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam / Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Tr. 3 – 11 .- 340
Nhằm bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống các vi phạm hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam thì xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu. Bài viết phân tích một số bất cập, hạn chế trong các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện.
2622 Những vấn đề pháp lý về phòng, chống rửa tiền trong giao dịch, kinh doanh bất động sản / Lưu Quốc Thái // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 9 (121) .- Tr. 37 – 43 .- 340
Bài viết phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền trong giao dịch, kinh doanh bất động sản. Từ đó, bài viết đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
2623 Bất cập trong quy định pháp luật về hoạt động quản lý chất thải nguy hại và các kiến nghị hoàn thiện / Trần Linh Huân // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 8 (120) .- Tr. 53 – 57 .- 340
Quản lý chất thải nguy hại là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người. Pháp luật điều chỉnh về hoạt động này từng bước phát huy hiệu quả trong triển khai thực hiện nhưng vẫn còn một số bất cập cần hoàn thiện. Bài viết phân tích những bất cập trong quy định pháp luật về hoạt động quản lý chất thải nguy hại, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật môi trường.
2624 Bản chất của doanh nghiệp xã hội và cách phân loại pháp nhân theo Bộ luật dân sự năm 2015 / Lê Nhật Bảo // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 8 (120) .- Tr. 63 – 69 .- 340
Hiện nay, doanh nghiệp xã hội đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường đem lại lợi ích cho cộng đồng. Tuy nhiên, nhìn chung thì doanh nghiệp xã hội vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ trong khoa học pháp lý ở nước ta. Nhằm góp phần làm sáng tỏ bản chất của doanh nghiệp xã hội, bài viết trình bày một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội như: quan niệm, đặc điểm của doanh nghiệp xã hội, từ đó đánh giá về cách phân loại pháp nhân trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
2625 Vấn đề gia nhập công ước Hague năm 2005 về thoả thuận lựa chọn toà án của liên minh Châu Âu – Một số kinh nghiệm cho Việt Nam / Thomas Hoffmann, Phan Hoài Nam // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 8 (120) .- Tr. 70 – 80 .- 340
Việc gia nhập của Singapore và hành động ký kết Công ước Hague năm 2005 về thoả thuận lựa chọn Toà án của Trung Quốc đã mang lại sự quan tâm đáng kể cho các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Những thách thức trong việc hài hoà giữa hệ thống pháp luật Việt Nam với nội dung của Công ước là vấn đề cần được xem xét khi cân nhắc việc gia nhập. Việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm cho quá trình xác định và giải quyết các xung đột và có sự chuẩn bị tốt cho quá trình gia nhập. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về những thách thức của Việt Nam khi gia nhập Công ước dựa trên nghiên cứu so sánh cũng như phân tích về tư pháp quốc tế hiện hành của Việt Nam.
2626 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong doanh nghiệp bằng thủ tục trọng tài / Nguyễn Thị Bích // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 1 (122) .- Tr. 42 – 46 .- 340
Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan đến tranh chấp về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp bằng thủ tục trọng tài. Tác giả đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện những bất cập, vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp bằng thủ tục trọng tài.
2627 Pháp luật quốc tế, châu Âu về hoà giải trong lĩnh vực hình sự và kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Huỳnh Tấn Duy // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 1 (122) .- Tr. 47 – 57 .- 340
Bài viết trình bày những vấn đề lý luận; phân tích pháp luật quốc tế; pháp luật châu Âu về hoà giải trong tố tụng hình sự; phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hoà giải, đánh giá thực tiễn áp dụng; đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả thực hiện hoà giải trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
2628 Hợp nhất tổ chức kiểm tra của Đảng và Cơ quan thanh tra Nhà nước nhìn từ góc độ lý thuyết hệ thống / Nguyễn Như Hà // Luật học (Điện tử) .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 3-12 .- 340
Thực tế ở Việt Nam cho thấy tổ chức kiểm tra của Đảng với cơ quan thanh tra nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gần tương tự nhau. Với cách tiếp cận từ lí thuyết hệ thống, thực tế ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm quốc tế về hoạt động của tổ chức kiểm tra Đảng, bài viết đưa ra đề xuất hợp nhất tổ chức kiểm tra của Đảng với cơ quan thanh tra nhà nước nhằm tránh sự chồng chéo, tinh gọn bộ máy đồng thời tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.
2629 Hoạt động ngân hàng ngầm tại Việt Nam – Quy định pháp luật, thực trạng và đề xuất nhằm bảo đảm an toàn hệ thống / Nguyễn Thị Thanh Tú // Luật học .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 86 – 100 .- 340
Hoạt động ngân hàng ngầm được hiểu là những giao dịch mang tính chất ngân hàng do các định chế tài chính thực hiện nhưng chưa nằm trong quy chế ngân hàng. Đây là hoạt động chứa đựng rủi ro lớn, được coi là nguyên nhân của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008. Hoạt động ngân hàng ngầm đã hiện diện tại Việt Nam dưới hoạt động của các ngân hàng thương mại, công ti chứng khoán, qua hoạt động khác như hiệu cầm đồ, hụi, họ, biêu, phường và các công ti tài chính “đen”. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện nay đã cơ bản tạo lập được cơ sở quản lí hoạt động mang tính chất ngân hàng ngầm, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hệ thống cần thiết phải đẩy mạnh hiệu quả áp dụng pháp luật và đổi mới cơ chế thanh tra, kiểm soát hệ thống tài chính nói chung và trong từng nhóm hoạt động ngân hàng ngầm nói riêng.
2630 Quy định của pháp luật về bảo hành hàng hoá bình luận và đề xuất hoàn thiện / Phan Thị Hương Giang // Luật học .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 3 – 10 .- 340
Bài viết bình luận, phân tích những điểm hạn chế của pháp luật hiện hành; đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo hành hàng hoá theo hướng: xác định rõ chủ thể có trách nhiệm bảo hành và chủ thể có quyền yêu cầu bảo hành; quy định rõ căn cứ phát sinh trách nhiệm bảo hành.