CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
2611 Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân / Hoàng Thị Quỳnh Chi, Hoàng Anh Tuyên // .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 9-14, 19 .- 342.08

Khái quát tầm quan trọng của công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự, một số kết quả đạt được cũng như hạn chế, tồn tại trong thời gian qua, từ đó tác giả đề xuất một số nội dung cần chú ý thực hiện tốt trong thời gian tới trong ngành Kiểm sát nhân dân.

2612 Hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980 trong quá trình thực thi tại Việt Nam / Đặng Thế Hùng // Kiểm sát (Điện tử) .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 58-63 .- 346

Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của Công ước này cũng như nghiên cứu một cách sâu sắc các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hủy bỏ hợp đồng theo CISG. Bài viết này, tác giả tập trung khai thác các vấn đề liên quan đến hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua một số nội dung về căn cứ, phạm vi, hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, việc mất quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo công ước viên 1980, từ đó so sánh với pháp luật Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện.

2613 Thực thi một số công ước quốc tế về chống khủng bố tại Việt Nam / Nguyễn Lan Nguyên // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 55-57 .- 341

Cho tới nay, các văn kiện pháp lý quốc tế về chống khủng bố đã tạo thành một khung pháp luật quốc tế đồng bộ làm cơ sở cho tiến trình hợp tác quốc tế chống khủng bố. Tuy nhiên, trước sự gia tăng phức tạp của hoạt động khủng bố quốc tế như hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm thực thi có hiệu quả các công ước về chống khủng bố mà Việt Nam đã là thành viên.

2614 Bàn về giới hạn xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 / Lê Thanh Phong // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 31-36 .- 345.5970773

Giới hạn xét xử là chế định pháp lý quan trọng, có liên quan đến nhiều chế định pháp lý khác của Luật tố tụng hình sự. Trong tiến trình cải cách tư pháp (lấy Tòa án làm Trung tâm), giới hạn xét xử là một trong những đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy luật tố tụng hình sự cũng như cán bộ làm công tác thực tiễn về tố tụng hình sự. Bài viết bàn luận về giới hạn xét xử trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và đề xuất hoàn thiện.

2615 Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự / Nguyễn Nam Hưng // .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 13-19 .- 346

Phân tích và trao đổi một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự khi áp dụng các quy định của pháp luật về thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự.

2616 Quyền im lặng của bị cáo và những yêu cầu đặt ra đối với kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự / Nguyễn Hoàng Hà // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 10-12, 19 .- 345

Thời gian gần đây, trong một số vụ án được dư luận xã hội quan tâm, một số bị cáo đã triệt để sử dụng quyền im lặng. Trên thực tế, tinh thần và những nội dung cốt lõi của "Quyền im lặng" được ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, song đến nay vẫn chưa có văn bản hưởng dẫn về cách thức, trình tự, thủ tục để các cơ quan và người tiến hành tố tụng thực hiện khi bị can, bị cáo thực hiện quyền này. Từ đó dẫn đến nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án này.

2617 Một số vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 / Lê Ngọc Duy // .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 3-9 .- 342.597

Phân tích, luận giải những vấn để lý luận về kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp như khái niệm, đặc điểm, nội dung kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp.

2618 Kinh nghiệm trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự của Viện kiểm sát Trung Quốc / Nguyễn Cẩm Tú // .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 57-63 .- 345.5970773

Ở Trung Quốc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ tư pháp là những cơ quan có chức năng thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của công tác tương trợ tư pháp về hình sự. viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ yếu phụ trách các hoạt động tương trợ tư pháp hình sự cụ thể như: Điều tra, thu thập chứng cứ, thực hành quyền công tố và hợp tác thực thi pháp luật... trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

2619 Áp dụng các quy tắc giải thích điều ước quốc tế đối với các hiệp định đầu tư quốc tế - Thực tiễn áp dụng và những kinh nghiệm cho Việt Nam / Trần Thăng Long // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 1 (122) .- Tr. 58 – 67 .- 340

Bài viết tập trung vào việc áp dụng các quy tắc giải thích điều ước quốc tế, chủ yếu là Điều 31 và 32 của Công ước Vienna năm 1969 nhằm làm rõ các vấn đề liên quan, bao gồm thẩm quyền của trọng tài, các khái niệm “đầu tư”, “nhà đầu tư”, “tranh chấp đầu tư quốc tế”, “công bằng và thảo đáng” cũng như các vấn đề liên quan trong vụ tranh chấp. Trên cơ sở đó, bài viết đưua ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào các vụ kiện tranh chấp đầu tư trong tương lai.

2620 “Quốc triều khám tụng điều lệ” dấu mốc quan trọng của nền tố tụng Việt Nam / Lê Thái Dũng // Luật sư Việt Nam .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 17 – 21 .- 340

Tố tụng có thể hiểu giám lược là các quy định của luật pháp liên quan đến trình tự, thủ tục khám xét, bắt giữ, khởi kiện, giải quyết, quy trình tiến hành vụ việc, xét xử, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên...Sự ra đời của “Quốc triều khám tụng điều lệ”...bộ luật tố tụng đầu tiên của nước ta vào năm Đinh Dậu (1777) không chỉ là một thành tựu lớn của nền pháp luật phong kiến nói chung mà còn là bước tiến bộ trong lịch sử tố tụng Việt Nam nói riêng.